|
I
|
|
ĐỌC HIỂU
|
3,0
|
|
|
|
1
|
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
|
0,75
|
|
|
2
|
Khi trở thành nạn nhân của những tri giác sai lầm, con người sẽ rơi vào trạng thái sợ hãi, giận hờn và tuyệt vọng.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
|
0,75
|
|
|
3
|
Hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh mặt hồ tĩnh lặng trong đoạn trích:
- Làm cho cách diễn đạt trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn; tăng sức thuyết phục cho lập luận.
- Nhấn mạnh rõ quan điểm của tác giả: khi có được sự tĩnh lặng, ta sẽ nhìn nhận sự vật, sự việc đúng bản chất của nó.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý của tác dụng : 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
Lưu ý: Học sinh trả lời bằng cách diễn đạt tương đương đáp án vẫn cho điểm tối đa.
|
1,0
|
|
|
4
|
- Học sinh nêu thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân.
- Học sinh lí giải.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được thông điệp: 0,25 điểm.
- Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,25 điểm.
|
0,5
|
|
|
II
|
|
LÀM VĂN
|
7,0
|
|
|
|
1
|
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về những việc cần làm để có được sự bình an và tĩnh lặng trong tâm hồn.
|
2,0
|
|
|
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.
|
0,25
|
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những việc cần làm để có được sự bình an, tĩnh lặng trong tâm hồn.
|
0,25
|
|
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh cần lựa chọn thao tác lập luận phù hợp, có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, làm rõ những việc cần làm để có được sự bình an, tĩnh lặng trong tâm hồn; bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng:
- Nhận thức được vai trò của việc có được sự bình an, tĩnh lặng trong tâm hồn.
- Tránh những suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc độc hại.
- Biết sống yêu thương, bao dung, vị tha.
- Sống chậm lại, dành thời gian cho những nhu cầu tinh thần; tôn trọng, lắng nghe tiếng nói sâu thẳm của nội tâm.
- Hướng tới sự hòa hợp với mọi người, với môi trường xung quanh.
...
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 – 0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
|
1,0
|
|
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.
|
0,25
|
|
|
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
|
0,25
|
|
|
|
2
|
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị; từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài được thể hiện qua đoạn trích.
|
5,0
|
|
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận, Thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài, Kết bài khẳng định được vấn đề nghị luận.
|
0,25
|
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị, tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài được thể hiện qua đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định được 1 trong 2 yêu cầu: 0,25 điểm.
|
0,5
|
|
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
|
|
|
|
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và vấn đề nghị luận:
- Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau, hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, có sức lôi cuốn, lay động lòng người.
- Vợ chồng A Phủ viết năm 1952, là truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài, in trong tập Truyện Tây Bắc; đoạn trích miêu tả những diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, khi bị A Sử trói đứng.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 1 trong 2 ý: 0,25 điểm.
|
0,5
|
|
|
* Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị:
- Hoàn cảnh:
+ Mị là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, tài năng nhưng phải chấp nhận cuộc sống đắng cay, tủi nhục ở nhà thống lý Pá Tra với thân phận con dâu gạt nợ.
+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị dần thức tỉnh. Ở Mị có sự ý thức sâu sắc về thân phận và trỗi dậy khát vọng sống mãnh liệt nhưng lại bị A Sử trói đứng cả đêm, bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần.
- Tâm trạng:
+ Khao khát, ước muốn tuổi trẻ được bừng thức cùng ý thức về giá trị bản thân và tinh thần phản kháng trong Mị đã biến thành hành động cụ thể (đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, vùng bước đi…)
+ Mị như quên hẳn mình đang bị trói, quên những đau đớn về thể xác, vẫn thả hồn đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Mị sống với tiếng sáo trong lòng; nồng nàn, tha thiết nhớ những hồi ức, kỉ niệm…
+ Mị cay đắng, xót xa khi ý thức về thân phận nô lệ, về hoàn cảnh, kiếp sống không bằng con ngựa của mình. (Nhưng chân tay đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách …)
+ Mị sống trong sự giằng xé giữa khao khát cháy bỏng và thực tại tàn nhẫn, giữa quá khứ và hiện tại, giữa tiềm thức chập chờn mê và tỉnh.
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: Ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mang đậm màu sắc miền núi; giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật...
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,25 điểm – 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, không lập luận điểm: 0,5 điểm - 1,0 điểm.
- Phân tích sơ lược: 0,25 điểm.
Lưu ý: Học sinh có thể lập luận điểm theo các cách khác nhau, nếu thuyết phục vẫn cho điểm tối đa.
|
2,0
|
|
|
* Đánh giá:
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị đã thể hiện những phẩm chất độc đáo của tính cách người Mông: âm thầm mà mãnh liệt; bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong sôi nổi một niềm ham sống, khao khát sống tự do và hạnh phúc.
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ, thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 trong 2 ý: 0,25 điểm
|
0,5
|
|
|
|
|
* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài:
- Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi.
- Bênh vực, cảm thông, xót thương số phận người dân lao động vùng cao Tây Bắc bé nhỏ, bất hạnh, với cuộc sống cực nhục, tối tăm.
- Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức.
- Trân trọng khát vọng tự do hạnh phúc, phẩm chất tốt đẹp của người lao động và bộc lộ niềm tin vào sức sống mãnh liệt của họ.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 3, 4 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1, 2 ý: 0,25 điểm.
|
0,5
|
|
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.
|
0,25
|
|
|
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, nhận xét; biết so sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết có giọng điệu, giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
|
0,5
|
|
|
|
|
|
|
|
|