3
|
Biện pháp nghệ thuật liệt kê được sử dụng trong câu văn là: Cần có biện pháp...giúp người trẻ lạc quan, tự tin, có tư duy định hướng đúng đắn, nhận thức rõ trách nhiệm của tuổi trẻ, xây dựng tinh thần vượt khó, nhiệt huyết tìm tòi sáng tạo, khát khao“bùng nổ”...
Hiệu quả:
- Chỉ ra một cách đầy đủ và toàn diện vai trò/ý nghĩa/sự cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người trẻ
- Thể hiện thái độ khuyến khích, mong mỏi, đề cao của tác giả với các biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người trẻ.
- Giúp câu văn sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn; vấn đề nghị luận được triển khai cụ thể, thuyết phục và mạch lạc.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Thí sinh trả lời được 01 trong 3 ý hiệu quả: 0,25 điểm.
Lưu ý: Thí sinh trả lời đúng ý bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
|
1,0
|
4
|
- HS bày tỏ quan điểm của bản thân về việc sống theo xu hướng và chạy theo trào lưu: đúng/ sai hoặc vừa đúng vừa sai; tích cực/tiêu cực hoặc vừa tích cực, vừa tiêu cực…
- Lí giải:
+ Đúng/tích cực vì: giúp hòa nhập với mọi người, thích nghi với sự thay đổi của xã hội, dễ tạo dựng mối quan hệ và kết nối cộng đồng, dễ gây được sự chú ý, tạo thành người có tầm ảnh hưởng đến người khác.
+ Sai/không tích cực vì: tốn kém về thời gian, tiền bạc, ảnh hướng đến học tập và công việc, suy nghĩ và hành động lệch lạc, dễ bị kích động, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào những xu hướng, trào lưu tiêu cực, gây mất trật tự, an ninh xã hội…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đưa ra quan điểm và có lí giải hợp lí: 0,5 điểm
- Học sinh không đưa ra quan điểm hoặc không lí giải hoặc lí giải không thuyết phục: 0,25 điểm.
Lưu ý: Học sinh diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa
|
0,25
0,25
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh cần lựa chọn thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, có thể theo những gợi ý sau:
- Dẫn dắt và nêu yêu cầu của đề…
- Giải thích: Xây dựng sức đề kháng cho sức khỏe tinh thần tức là hình thành năng lực tự phòng vệ, tự cân bằng nhằm chống lại những tác động tiêu cực từ guồng quay của cuộc sống hiện đại giúp tinh thần của bản thân luôn an yên, hạnh phúc.
- Bàn luận về việc cần làm để xây dựng sức đề kháng cho sức khỏe tinh thần trong đời sống xã hội hiện nay:
+ Cần nhận thức được sức khỏe tinh thần là một trong những yếu tố then chốt của cuộc sống. Xây dựng sức đề kháng cho sức khỏe tinh thần là điều vô cùng cần thiết
+ Cần đồng cảm, sẻ chia, yêu thương, quan tâm đến bản thân, gia đình, bè bạn và những người xung quanh. Biết trân trọng và coi trọng những giá trị tinh thần.
+ Cần sống có lí tưởng, có ước mơ, luôn nỗ lực cố gắng không ngừng để đạt được mục tiêu song cũng phải biết cân bằng và tự bằng lòng với những gì mình đang có; luôn làm giàu cho đời sống tinh thần bằng những điều giản dị như đọc sách, sống gần gũi thiên nhiên, làm những điều mà mình say mê, yêu thích…;biết buông bỏ những gì không hay trong quá khứ, không chạy theo những gì quá xa vời ở tương lai, biết làm vui, làm hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh từng giây, từng phút ở hiện tại…
+ Gia đình, nhà trường, xã hội cũng cần đồng hành, tạo dựng các sân chơi bổ ích, lành mạnh để chăm sóc sức khỏe tinh thần và có biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của giới trẻ.
+ Nêu DC trong thực tế để chứng minh
- Rút ra bài học nhận thức và hành đồng cho bản thân
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5-0,75 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
|
1,0
|
* Phân tích 14 câu đầu bài thơ: Nỗi nhớ về khung cảnh thiên nhiên miền Tây và hình tượng người lính Tây Tiến. (Học sinh có thể xây dựng luận điểm theo nhiều cách khác nhau, hướng dẫn dưới đây chỉ là một gợi ý):
- Luận điểm 1: Hai câu đầu khái quát nỗi nhớ
+ Sông Mã, rừng núi: mở ra địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến, thiên nhiên luôn gắn bó và đồng hành cùng với người lính.
+ Từ láy “chơi vơi” + hiệp vần “ơi” mở ra một không gian vời vợi của nỗi nhớ đồng thời tạo âm hưởng hoài niệm cho cả bài thơ
+ Điệp từ “nhớ” tô đậm cảm xúc cho toàn bài, nỗi nhớ trở đi trở lại tạo nên giọng thơ hoài niệm sâu lắng, bồi hồi.
- Luận điểm 2: Các câu thơ còn lại cụ thể hóa nỗi nhớ:
Luận cứ 1: Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình về một khung cảnh thiên nhiên niềm Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.
+ Một Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội:
/ Không khí núi rừng xa xôi – bí ẩn được thể hiện qua việc liệt kê một loạt những địa danh xa lạ mà đoàn quân Tây Tiến phải đi qua: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu…
/ Chặng đường hành quân hiểm trở, quanh co, gập ghềnh với núi cao, vực sâu đường khúc khuỷu được thể hiện qua các từ láy giàu sức tạo hình“khúc khuỷu” “thăm thẳm” “heo hút”, phép đối “ngàn thước lên cao – ngàn thước xuống” kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 và các thanh trắc liên tiếp, dầy đặc trong các câu thơ …
/ Thiên nhiên khắc nghiệt với “sương lấp ” cả “đoàn quân”; oai linh, hiểm nguy, hùng vĩ, dữ dội với “thác gầm thét”, “cọp trêu người” mỗi khi chiều đến, đêm về.
+ Một Tây Bắc thơ mộng, trữ tình, êm đềm, thơ mộng với những bông hoa nở dọc chặng đường hành quân “hoa về trong đêm hơi”; những ngôi nhà bồng bềnh trong sương rừng mưa núi:“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” cùng với màu khói lam chiều, mùi thơm của nếp xôi… Những hình ảnh thơ trên được tái hiện qua những câu thơ nhiều thanh bằng kết hợp với vần “ơi”, “oi”, “ôi” đặt cuối câu tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản.
èQua nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình ta thấy hiện lên một bức tranh núi rừng miền Tây mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất mềm mại, trữ tình, được vẽ bằng bút pháp tài hoa vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa vừa giàu chất nhạc.
Luận cứ 2: Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình về hình tượng những người lính Tây Tiến kiên cường, dũng cảm, bản lĩnh, trẻ trung, lãng mạn, hào hoa.
+ Tinh thần dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng vượt qua thiên nhiên khắc nghiệt “sương lấp đoàn quân”; vượt qua “dốc khúc khuỷu”, “dốc thăm thẳm”; “cồn mây” “heo hút”; “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
+ Tư thế rắn rỏi, hiên ngang, mạnh mẽ, làm chủ trận địa, chinh phục cả đất trời; sự tinh nghịch, khỏe khoắn, vô tư của người lính sau một chặng đường hành quân vất vả được thể hiện qua hình ảnh thơ “súng ngửi trời”
+ Bản lĩnh cứng cỏi, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy “dãi dầu” “không bước nữa” “gục trên súng mũ” “bỏ quên đời”. Giấc ngủ hồn nhiên, vô tư trên báng súng trong giờ phút giải lao hiếm hoi giữa đường hành quân được QD tái hiện lại bằng lời thơ thật trìu mến, thân thương, đồng cảm. Có cả những mất mát, hi sinh nhưng không hề bi luỵ bởi cách nói ngang tàng, kiêu bạc. Bút pháp tả thực kết hợp với cái nhìn lãng mạn tạo nên giọng điệu riêng khi viết về người lính.
+ Tâm hồn lãng mạn hào hoa được thể hiện qua sự phát hiện “hoa về trong đêm hơi”; qua ánh mắt hướng về bản làng Pha Luông, nơi có những ngôi nhà trôi bồng bềnh trong sương rừng mưa núi; qua cách nói vừa tình tứ vừa thân thương, trìu mến khi nhớ về vẻ đẹp của những tấm lòng nghĩa tình của nhân dân đã cưu mang đùm bọc “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”…
- ðQua nỗi nhớ da diết, Quang Dũng đã làm nổi bật vẻ đẹp chân dung người lính Tây Tiến: cao cả, hào hùng mà lãng mạn, hào hoa. Vẻ đẹp này được khai thác qua việc tác giả khai thác triệt để các yếu tố đối lập, tương phản…
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,0 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của tâm trạng: 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,5 điểm.
|
2,0
|
|
|
* Đánh giá
- Đoạn thơ cho thấy tài năng nghệ thuật của Quang Dũng: bút pháp tả thực kết hợp với cái nhìn lãng mạn; ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình; hệ thống các tính từ, từ láy giàu sức biểu cảm; phép tu từ liệt kê, nhân hoá, nghệ thuật đối, sự phối hợp hài hoà của chất nhạc, chất họa...Tất cả tạo nên âm hưởng riêng cho đoạn thơ: lãng mạn, bi tráng, bi hùng.
- Đoạn thơ chỉ là khúc dạo đầu của một bản nhạc về nỗi nhớ, song cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Trên nền của bức tranh thiên nhiên dữ dội mà thơ mộng ấy, những người lính Tây Tiến hiện lên vừa bản lĩnh, can trường, dũng cảm vừa lãng mạn, hào hoa. Sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi ấy là biểu hiện của tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương của Quang Dũng dành cho những người đồng đội, đồng chí của mình.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được như đáp án: 0,5
- Trình bày được 1 trong 2 ý: 0,25
|
0,5
|
* Nhận xét về sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn của ngòi bút Quang Dũng được thể hiện trong đoạn trích.
- Yếu tố hiện thực trong văn học là các chất liệu trong cuộc sống được nhà văn tái hiện trung thực nhằm đem đến cho người đọc những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đời sống. Trong đoạn trích, Quang Dũng đã không hề né tránh mà tái hiện sắc nét những yếu tố hiện thực, đó là: thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt, hiểm nguy; chặng đường hành quân đầy vất vả gian lao; sự gian khổ, hi sinh của người lính Tây Tiến...Yếu tố lãng mạn trong văn học cái tôi tràn đầy cảm xúc, là cái đẹp phi thường, tuyệt mĩ, là thái độ và tinh thần lạc quan, tin tưởng hướng về ngày mai tươi sáng… Trong đoạn trích yếu tố lãng mạn được thể hiện qua nỗi nhớ da diết của thi nhân; thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình; tâm hồn người lính trẻ trung, yêu đời, hào hoa lãng mạn...
- Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn thể hiện rõ tài năng của nhà thơ Quang Dũng: giúp thi nhân làm rõ được đối tượng cần khắc họa - một khung cảnh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình cùng hình tượng người lính Tây Tiến vừa chiến sĩ vừa nghệ sĩ vừa dũng cảm can trường vừa lãng mạn hào hoa; làm rõ được cảm hứng bao trùm thi phẩm - cảm hứng bi tráng. Hai yếu tố này hoà quyện vào nhau, nương tựa nâng đỡ cho nhau tạo nên sức hấp dẫn lâu bền cho đoạn trích nói riêng và bài thơ nói chung và cũng giúp định hình rõ phong cách thơ của Quang Dũng - hồn hậu, phóng khoáng, lãng mạn và hào hoa.
- Trình bày được như đáp án: 0,5 điểm.
- Trình bày được 01 trong 2 ý: 0,25 điểm.
|
0,5
|