c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm ; vấn đề nghị luận
- Sê- Khốp là nhà viết kịch, nhà văn chuyên thể loại truyện ngắn người Nga. Sáng tác của ông thường có cốt truyện đơn giản, ít yếu tố gay cấn, nhưng đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Đặc biệt ông rất chú ý tới các chi tiết khắc họa nhân vật, tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỷ XIX, là nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
- Truyện ngắn “Anh béo và anh gầy” thuộc bộ ba truyện ngắn (“Cái chết của một viên chức”, “Anh béo anh gầy”, “Con kì nhông” được ông sáng tác thuộc những truyện ngắn trào phúng trong giai đoạn 1880 – 1886, thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của tác giả.
2. Đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Anh béo và anh gầy”
* Cốt truyện đơn giản, tình huống bất ngờ:
- Sự gặp gỡ tình cờ của hai người bạn học thời thơ ấu trên sân ga.
- Trong khi họ nói chuyện về cuộc sống của mình, anh gầy biết về vị thế xã hội của anh béo nên đã thay đổi thái độ: từ vồn vã, thân mật sang khúm núm lễ phép, kính cẩn khiến anh béo cảm thấy “buồn nôn”.
-> Thông qua tình huống truyện Sê- Khốp chế giễu tâm lí nô lệ, nhỏ bé, nỗi sợ hãi quyền lực của những người mang sẵn trong mình "dòng máu nô lệ" như anh gầy.
* Điểm nhìn
Nhà văn kể chuyện từ ngôi thứ ba với người kể chuyện mang điểm nhìn toàn tri nhưng nhà văn đã khéo léo dịch chuyển điểm nhìn, thay đổi giọng điệu. Kiểu trần thuật từ ngôi kể thứ ba với người kể chuyện toàn tri liên tục hoán đổi điểm nhìn, đặt điểm nhìn vào nhân vật, một mặt khoảng cách giữa tác giả và nhân vật vẫn được xác lập, mặc khác ở người kể chuyện vẫn thấp thoáng bóng dáng của nhà văn.
* Nghệ thuật đối lập trong khắc họa hình tượng nhân vật:
- Ngay từ nhan đề của truyện, đặt giữa hai hình tượng “anh béo” - “anh gầy” tác giả đã dự đoán trước được số phận của hai con người này.
- Người to béo thì có cuộc sống nhẹ nhàng, không phải lo toan, ngược lại anh gầy lại tỉ lệ nghịch với ngoại hình của anh gầy
- Điều đó còn được thể hiện qua việc ban đầu anh gầy vui vẻ, niềm nở với người bạn cũ, khi biết được anh béo là viên chức bậc ba, anh lại tỏ thái độ khúm núm dè dặt và hạ mình trước quyền lực. Không khí khi mới gặp lại thì sôi nổi, lúc chia tay lại trùng xuống.
- Nổi bật hai tính cách, hai thái độ để cho thấy được tâm lí nô lệ, phụ thuộc, thiếu đi sự chân thành của người lao động nghèo ở Nga lúc bấy giờ.
-> Hình ảnh mang tính khái quát và châm biếm sâu cay. Thông qua việc khắc họa những nhân vật này, nhà văn Sê- Khốp đã khắc họa thành công hình ảnh những con người nhỏ bé khúm núm trước quyền lực; sợ hãi, dè chừng, xu nịnh cấp trên. Điều đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng như bị người khác coi thường, đánh mất tình bạn hay thậm chí là đánh mất tính mạng của mình.
* Không gian của truyện hẹp, thời gian ngắn:
- Không gian sân ga: nơi những chuyến tàu đến và đi, nơi gặp gỡ của những người xa lạ và những người quen lâu ngày gặp lại.
- Thời gian ngắn: khoảnh khắc gặp gỡ ngắn ngủi của những người bạn thời thơ ấu.
* Ngôn ngữ
Ngôn ngữ gần gũi đời thường, khắc hoạ rõ nét chân dung và tính cách nhân vật. Đan xen ở đó là cả lời mỉa mai, chế giễu hay tố cáo chính cái xã hội Nga Hoàng đầy đen tối thời bấy giờ.
Bút pháp châm biếm (ngoại hình, lời nói, hành động của nhân vật) góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện.
3. Bình luận ngắn gọn về thái độ của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
- Tác giả đã thể hiện sự châm biếm một cách tinh tế qua hai nhật vật anh béo và anh gầy: Một người là kẻ bề trên, nắm quyền cao chức trọng, cuộc sống hưởng lạc sung sướng quá dư thừa về vật chất, thái độ khoe khoang . Một người là đại diện cho tầng lớp tri thức nghèo luôn mang trong mình tâm lí sỡ hãi cấp trên; khúm núm, nịnh bợ.
- Xót xa trước lối sống của một phận người trí thức Nga dưới chế độ chuyên chế Nga hoàng: sống luồn cúi, xu nịnh, sợ sệt trước uy quyền… đánh mất chính mình và góp phần kìm hãm sự phát triển của đất nước
- Hướng đến sự kêu gọi, sự thay đổi, sự hoàn thiện vì con người trong xã hội lúc bấy giờ.
* Lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải trình bày hết được những nét nghệ thuật đặc sắc như gợi ý ở trên hoặc có cách trình bày khác như khai thác bút pháp châm biếm, cách đặt nhan đề…
|