Tên dự án: Một số biện pháp gìn giữ và phát triển Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn - Nét đẹp văn hoá của người dân Hải Phòng
MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài 3
II. Câu hỏi nghiên cứu – Vấn đề nghiên cứu – Giả thuyết khoa học. 3
II.1. Câu hỏi nghiên cứu. 3
II.2. Vấn đề nghiên cứu. 3
II.3. Giả thuyết khoa học. 3
III. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu. 4
III.1. Thiết kế nghiên cứu. 4
III.1.1. Mục tiêu nghiên cứu. 4
III.1.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 4
III.2. Phương pháp nghiên cứu. 4
III.3. Phạm vi nghiên cứu. 4
III.4. Tính mới mẻ của đề tài 4
III.5. Kế hoạch nghiên cứu. 5
IV. Tiến hành nghiên cứu. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. 5
1. Cơ sở lý luận của đề tài 5
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 5
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP.. 7
1. Khảo sát thực trạng. 7
2. Đề xuất các giải pháp. 9
3. Tổng hợp kết quả. 11
4. Khảo sát sau thực nghiệm.. 11
V. Kết luận: 13
V.1. Câu hỏi nghiên cứu. 13
V.2. Giả thuyết khoa học. 14
V.3. Vấn đề nghiên cứu. 14
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN.. 14
VI. Tài liệu tham khảo. 14
PHỤ LỤC.. 15
I. Lí do chọn đề tài:
Đồ Sơn (塗山) nghĩa Hán là Núi bùn, Núi đất. Tên gọi này có từ xa xưa. Vào thời Mạc thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có viết: “Ông cùng với các lão tăng đàm luận và thường thả thuyền dạo chơi ở Kim Hải hay Úc Hải để xem đánh cá. Các danh sơn thắng cảnh như An Tử, Ngọa Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn, nơi nào ông cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, quên cả sớm chiều”.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm; di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam.
Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hội nhập quốc tế hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá thông tin các giá trị văn hóa, tâm linh, các lễ hội truyền thống của dân tộc; đồng thời qua đó giáo dục truyền thống cho học sinh giá trị lịch sử, văn hóa của các lễ hội du lịch tại mảnh đất Hải Phòng. Chính vì vậy, chúng tôi chọn và thực hiện đề tài “Một số biện pháp gìn giữ và phát triển Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn - Nét đẹp văn hoá của người dân Hải Phòng”.
II. Câu hỏi nghiên cứu – Vấn đề nghiên cứu – Giả thuyết khoa học:
II.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu 1: Thực trạng nhận thức của đối tượng học sinh trung học về du lịch văn hóa nói chung và du lịch tâm linh, tín ngưỡng của Đồ Sơn – Hải Phòng ở mức độ nào?
Câu 2: Nguyên nhân, yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng nhận thức của học sinh trung học về du lịch văn hóa, tâm linh của Đồ Sơn – Hải Phòng?
Câu 3: Có thể ứng dụng cộng nghệ thông tin, truyền thông đại chúng đa phương tiện nhằm giáo dục truyền thống về các giá trị văn hóa, lịch sử được chứa đựng thông qua các hoạt động du lịch tại Đồ Sơn – Hải Phòng, đặc biệt là lễ hội Chọi Trâu truyền thống cho học sinh được không?
II.2. Vấn đề nghiên cứu:
Giáo dục truyền thống về các giá trị văn hóa, lịch sử được chứa đựng thông qua các hoạt động du lịch tại Đồ Sơn – Hải Phòng.
Đề xuất các giải pháp giáo dục truyền thống cho đối tượng học sinh trung học dựa trên nền tảng truyền thông đa phương tiện như ấn phẩm quảng bá du lịch, truyền thông trên nền tảng số (Blog, Website, Fanpage ...)
II.3. Giả thuyết khoa học:
Nhận thức của học sinh trung học về kiến thức, vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tìm hiểu, giữ gìn, bảo tồn, quảng bá và phát triển du lịch Đồ Sơn còn ở mức độ thấp do việc học tập các môn tự nhiên vẫn đang được ưu tiên...
Có thể thay đổi thực trạng trên bằng cách đưa ra những giải pháp mới phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh trung học và tình hình thực tế của địa phương. Học sinh trung học cần được tác động bằng các hình thức, phương tiện đa dạng khác nhau, có hiệu quả thực tiễn để nâng cao nhận thức về việc giáo dục truyền thống và quảng bá du lịch Hải Phòng phù hợp trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay.
III. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu:
III.1. Thiết kế nghiên cứu:
III.1.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Giáo dục truyền thống về giá trị truyền thống của các hoạt động du lịch văn hóa tại Đồ Sơn – Hải Phòng tới học sinh trung học dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ứng dụng các hình thức truyền thông đa phương tiện để quảng bá; đồng thời làm thay đổi suy nghĩ của mọi người về du lịch Đồ Sơn – Hải Phòng.
III.1.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trung học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.
Khách thể nghiên cứu: Giới thiệu về du lịch tâm linh Đồ Sơn – Hải Phòng, tập trung nghiên cứu về Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, Hải Phòng.
III.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin về du lịch văn hóa tâm linh, đặc biệt là Lễ hội Chọi Trâu tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra sự hiểu biết của học sinh trung học về du lịch văn hóa tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
- Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Phần mềm Microsoft Excel.
- Phương pháp kiểm chứng: Kiểm chứng sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của học sinh trung học về du lịch văn hóa tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
III.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quát về du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng, phạm trù cụ thể là lễ hội Chọi Trâu và các khía cạnh về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh.
- Giá trị bản sắc và văn hóa quý báu của các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
- Sự hiểu biết của học sinh trung học về du lịch văn hóa tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
III.4. Tính mới mẻ của đề tài:
- Khai thác một khía cạnh độc đáo, đặc sắc, mới lạ của du lịch Đồ Sơn, cụ thể là phương diện tín ngưỡng, tâm linh – nơi chứa đựng những giai thoại, truyền thuyết về cội nguồn, tổ tiên của người dân miền biển.
- Ứng dụng truyền thông đa phương tiện, bao gồm truyền thông nền tảng số và truyền thông ấn phẩm du lịch, tạo thành chuỗi giải pháp công nghệ để quảng bá các giá trị văn hóa, tâm linh; từ đó nhằm giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh trung học tại Hải Phòng về các nét đẹp bản sắc du lịch địa phương.
III.5. Kế hoạch nghiên cứu:
STT
|
Thời gian
|
Nội dung công việc
|
1
|
Tháng 6/2022
|
- Nghiên cứu tài liệu để xây dựng những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.
|
2
|
Tháng 7/2022
|
- Xây dựng bảng câu hỏi điều tra, khảo sát mẫu.
- Điều tra bằng phiếu, phỏng vấn sâu.
|
3
|
Tháng 9/2022
|
- Khảo sát chính thức; viết nội dung phần I, phần II.
- Thực nghiệm tại các trường trung học.
|
4
|
Tháng 11/2022
|
- Thực hiện một số thử nghiệm tại trường THPT Hồng Bàng.
- Phát phiếu điều tra, phỏng vấn sâu sau thử nghiệm để lấy kết quả.
- Viết nội dung phần III.
- Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài.
|
IV. Tiến hành nghiên cứu:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến tất cả quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, nó làm cho con người thay đổi về cách nhìn nhận và phản ứng lại với nhiều sự việc khác nhau, ở mọi cấp độ.
Đó là cơ sở pháp lý quan trọng khi thực hiện quảng bá du lịch thời đại mới.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
2.1. Khái quát lịch sử, văn hóa Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, Hải Phòng:
Lễ hội Chọi Trâu đặc biệt ở chỗ đây là minh chứng cho thấy sự giao thoa, kết hợp độc đáo giữa nhiều cộng đồng địa phương. Bởi lẽ, theo lẽ thông thường, mỗi địa phương sẽ sáng tạo và giữ gìn một lễ hội nhất định, tương ứng với câu nói “Trống làng nào làng ấy đánh. Thánh làng nào làng ấy thờ”. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Ở đây có sự giao thoa giữa các yếu tố trong văn hóa nông nghiệp của cư dân miền biển (như đã nói ở trên) với cư dân vùng đồng bằng. Với mục đích chung là tưởng nhớ công ơn các vị thần, cầu nguyện một năm quốc thái dân an.
2.1.1. Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn:
Trong tất cả các lễ diễn ra tại Đền Nghè thì phần lễ của lễ hội chọi trâu là quan trọng nhất và được tổ chức quy mô nhất. Bởi lẽ nguồn gốc của lễ hội chọi trâu có liên quan đến thần Điểm Tước. Theo cuốn “Lịch sử người Thăng Long”của Hà Ân viết: “Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tuấn Tàng đến xem hội chọi trâu Đồ Sơn, gặp Kì Vĩ đã cứu Nhượng Vương khỏi nạn cướp mới kết nghĩa huynh đệ” thì họi chọi trâu đã có từ đời Trần.
Lễ hội Chọi Trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Phần lễ của lễ hội chọi trâu được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 6 âm lịch và ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Các vị cao niên trong làng làm lễ tế thần Điểm Tước tại Đền Nghè. Trong đó ngày mùng 9 tháng 8 được coi là ngày chính hội.
Sáng ngày 10 tháng 8, toàn bộ ông trâu tham gia lễ hội được đem giết thịt làm lễ vật tế thần ở đình. Ngày 16 tháng 8, tiến hành nghi thức “tống thần” được tổ chức, chính thức kết thúc lễ hội chọi trâu.
2.1.2. Đền Nghè:
Đền Nghè nằm trên đường Suối Rồng là di tích lịch sử cấp Thành phố thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn Hải Phòng.
Nằm dưới chân núi Tháp đền thờ “Hùng Trấn Điểm Tước” – vị thủy thần Đồ Sơn, cũng là Thành Hoàng chung cho cả vùng Đồ Sơn. Vị thần đã được triều địa phong kiến sắc phong là “Thượng Đẳng Thần” nên đền còn gọi là “Thượng Đẳng Từ” – Đền thờ đức thần cao nhất. Nhân dân Đồ Sơn thì quen gọi là đền Cụ Nghè.
Mùng một và ngày 15 hàng tháng, ngoài những dịp lễ, nhân dân Đồ Sơn, lại nô nức lên đền Cụ thắp hương cầu mong bình an cho gia đình và người thân. Đặc biệt trong gia đình có đại sự như bản thân xin công danh hay con cái họ đi thi cử, người dân nơi đây thường lên đền Nghè để kêu cầu, bởi trong tiềm thức, đây là ngôi đền rất linh ứng. Hàng năm, phường Vạn Hương đều lên sân đền để biểu dương học sinh sinh viên xuất sắc và làm lễ tạ Thần đã bao bọc, phù hộ cho con em địa phương được học hành đỗ đạt và thành danh.
2.2. Giá trị giáo dục truyền thống cho học sinh:
Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn được tổ chức ban đầu với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Các địa điểm du lịch tâm linh vừa nêu trên là di tích mang ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc. Các công trình du lịch văn hóa, tâm linh tại Đồ Sơn luôn vận động theo thời gian, theo các quy luật kinh tế của thị trường, đã biến đổi dưới tác động của con người. Hình ảnh của nơi đây đã thay đổi nhiều, nhất là trong hơn hai thập kỉ gần đây. Ngày nay, những điểm đến văn hóa ấy giữ một vị trí, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mỗi người dân Hải Phòng nói riêng và đồng bào cả nước nói chung.
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Khảo sát thực trạng:
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng trong nhận thức về du lịch tâm linh Đồ Sơn, từ đó rút ra những kết luận cần thiết, làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. Khảo sát học sinh tại trường THPT Hồng Bàng, Hải Phòng
Nhóm tác giả của đề tài đã phát ra 600 phiếu điều tra đến với 600 học sinh.
1.1. Xử lí kết quả khảo sát:
- Thống kê số liệu trên phiếu.
- Tính tỉ lệ xác suất theo công thức P(A) =
Trong đó: Là xác suất của biến cố A; là số phần tử của A hay cũng là số các kết quả thuận lợi cho bến cố A, còn là số các kết quả của các phép thử.
1.2. Đối tượng khảo sát:
- Học sinh trường THPT Hồng Bàng
- Quy mô khảo sát: 600 phiếu điều tra
Bảng 1. Mô tả sự hiểu biết của học sinh về du lịch Đồ Sơn
Khía cạnh
|
Hiểu rất rõ
|
Hiểu rõ
|
Có tìm hiểu qua
|
Chưa hiểu rõ
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
1
|
460
|
99,13
|
4
|
0,87
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
1
|
4,3
|
11
|
47,82
|
5
|
21,71
|
6
|
26,17
|
3
|
31
|
45,6
|
27
|
39,7
|
10
|
14,7
|
0
|
0
|
4
|
41
|
91,1
|
3
|
6,67
|
1
|
2,23
|
0
|
0
|
Chú giải các khía cạnh: 1. Du lịch nghỉ dưỡng; 2. Du lịch văn hóa, tâm linh; 3. Du lịch tham quan; 4. Du lịch ẩm thực.
Bảng 2. Mô tả tần suất ghé thăm của học sinh đối với các sự kiện văn hóa, tâm linh Đồ Sơn, Hải Phòng
Sự kiện
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Chưa bao giờ
|
Không có ý định
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
1
|
1
|
0,17
|
0
|
0
|
512
|
85,33
|
87
|
14,5
|
2
|
0
|
0
|
94
|
15,67
|
429
|
71,5
|
77
|
12,83
|
3
|
2
|
0,34
|
51
|
8,5
|
327
|
54,5
|
220
|
36,66
|
Chú giải các sự kiện:
1. Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn; 2. Lễ hội Đền Nghè; 3. Lễ hội Đền Bà Đế
Bảng 3. Mô tả nhận thức của học sinh về việc giữ gìn và phát huy các giá trị du lịch văn hóa, tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng
Rất quan trọng
|
Quan trọng
|
Ít quan trọng
|
Không cần thiết
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
10
|
1,67
|
204
|
34
|
317
|
52,83
|
69
|
11,5
|
1.3. Kết quả khảo sát:
- Qua con số 100% hưởng ứng trả lời phiếu điều tra, cho thấy chủ đề du lịch Đồ Sơn nhận được sự quan tâm của học sinh trường THPT Hồng Bàng.
- Hiểu biết về các khía cạnh du lịch Đồ Sơn của học sinh chưa toàn diện, khi có đến 464/600 học sinh biết về du lịch nghỉ dưỡng, và chỉ có 23/600 học sinh biết đến du lịch văn hóa tâm linh Đồ Sơn. Sự chênh lệch này phản ánh quá trình nhận thức và tìm hiểu về các vấn đề du lịch văn hóa của học sinh trung học còn hạn chế.
- Học sinh trường THPT Hồng Bàng đã từng tham gia các hoạt động du lịch văn hóa, tâm linh tại Đồ Sơn còn ít, phần đông học sinh chưa từng đến và không có ý định tham gia các hoạt động du lịch này.
- Đặc biệt có 69/600 học sinh nghĩ rằng không cần thiết phải giữ gìn và phát huy các hoạt động du lịch văn hóa, tâm linh tại Đồ Sơn.
2. Đề xuất các giải pháp:
2.1. Giới thiệu về chuỗi giải pháp:
Theo số liệu thống kê khảo sát lần 1, có thể thấy rằng hiểu biết về du lịch tâm linh Đồ Sơn còn thiếu hụt, rời rạc và hạn chế. Để giải quyết vấn đề này có lẽ không chỉ đưa ra một giải pháp đơn lẻ, vì lẽ đó, nhóm tác giả đề ra chuỗi giải pháp, các giải pháp liên tục, giải pháp này định hướng và bổ sung cho giải pháp kia. Chuỗi giải pháp đã tiếp cận một cách đồng bộ, toàn diện đi từ quá trình điều tra khảo sát tới cung cấp thông tin, nhằm nâng cao nhận thức, dẫn đến hành động, đóng góp cho công việc giáo dục truyền thống cho học sinh và quảng bá du lịch Hải Phòng, trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2 Các giải pháp cụ thể:
2.2.1. Giải pháp 1: Quảng bá thông qua ấn phẩm truyền thông:
- Lý do chọn: Ấn phẩm là sản phẩm được làm bởi công nghệ in ấn hoặc có thể phát hành dưới dạng truyền thông, chúng có nội dung, hình ảnh, thông tinh doanh nghiệp cần gửi tới cộng đồng. Một số ấn phẩm tiêu biểu như sách báo, bản đồ, nhãn hiệu bao bì, bản nhạc, biểu mẫu, danh thiếp, tài liệu, thiệp mời… Đặc biệt, kế thừa tư duy từ Bản đồ Foodtour “CÙNG HẢI PHÒNG – LÒNG VÒNG ẨM THỰC” do Sở Du lịch Hải Phòng phát hành, chúng tôi đã quyết định thực hiện ấn phẩm Bản đồ Du lịch Đồ Sơn với tên gọi “ĐỒ SƠN – MIỀN DI SẢN”, nhưng tập trung chú trọng khai thác các giá trị tâm linh, chúng tôi còn định hướng quảng bá toàn diện du lịch đồ Sơn đến du khách trong và ngoài nước.
- Đối tượng: Học sinh trung học, định hướng tương lai là khách du lịch đến với Đồ Sơn, Hải Phòng
- Mô tả giải pháp:
+ Lên ý tưởng: Định hướng hình ảnh sử dụng trong bản đồ Du lịch, sưu tập, trải nghiệm thực tế, tham khảo ý kiến của một số du khách về những địa điểm du lịch đáng chú ý tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
+ Thực hiện: Tiến hành thiết kế, in ấn sản phẩm, màu sắc chủ đạo tươi mắt, phù hợp với tính chất du lịch Hải Phòng.
+ Quảng bá: Trước hết thực hiện phát tặng tại trường THPT Hồng Bàng, tiếp thu ý kiến và nắm bắt nhu cầu thực tế, lên phương án phát tặng tại các địa điểm trung chuyển du lịch ở Hải Phòng (sân bay, bến tàu thủy, bến xe, nhà ga ...).
2.2.2. Giải pháp 2: Truyền thông trên các nền tảng số:
2.2.2.1. Nền tảng 1: Mạng xã hội Facebook:
- Lý do chọn: Mạng xã hội có nhiều tiềm năng to lớn, có sức lan tỏa, tiện lợi và đặc biệt không tốn nhiều chi phí. Là nguồn thông tin phổ biến tạo cơ hội cho học sinh, cộng đồng có thể trực tiếp tham gia vào quảng bá du lịch.
- Đối tượng: Học sinh trung học và du khách địa phương.
- Quy mô: Đảm bố số lượng tối thiểu 3 bài viết/1 tháng. Tăng cường tại các tháng du lịch, lễ hội.
- Mô tả giải pháp: Fanpage được tạo ra để học sinh trung học trung học chia sẻ những bài viết, những ý tưởng hay. Tạo hiệu ứng lan truyền rộng rãi, nhanh chóng và hiệu quả.
- Quá trình thực hiện:
+ Lên kế hoạch: Ý tưởng của trang là chọn lọc những bài viết chất lượng, những hoạt động trải nghiệm để học sinh dễ dàng tiếp cận với những thông tin hữu ích.
+ Cập nhật: Trung bình sẽ có 2 – 3 bài trên một tháng
- Ý nghĩa và vai trò: Giáo viên là người quản trị, kiểm định nội dung lẫn hình ảnh, học sinh là người đăng bài. Đây là giải pháp học sinh phải tham gia trực tiếp vào quảng bá về du lịch văn hóa tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
2.2.2.2. Nền tảng 2: Mạng xã hội TikTok:
- Lý do chọn: Tik Tok mang đến những trải nghiệm mới mẻ, những thước phim mượt mà, thu hút mà chưa nền tảng nào có được. Sử dụng Tik Tok rất đơn giản, nhanh gọn và tiện lợi nhưng lại chứa đựng những sản phẩm độc đáo. Đi vòng quanh thế giới chỉ với Tik Tok, chỉ cần ngồi tại nhà bạn có thể xem được các danh lam thắng cảnh, các phong tục tập quán đặc sắc trên đất nước hoặc thế giới thông qua màn hình điện thoại. Có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online, PR sản phẩm hay chạy quảng cáo Tik Tok ... Chính vì những lý do đó, chúng tôi đã đưa đến quyết định tạo lập một trang TikTok nhằm quảng bá du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng.
- Quá trình thực hiện:
+ Lên ý tưởng: Ý tưởng của ứng dụng TikTok là chọn lọc những video đặc sắc, những hoạt động trải nghiệm về địa phương, những mô hình phát triển du lịch địa phương, để du khách dễ dàng tiếp cận với những thông tin hữu ích.
+ Thiết kế: Giáo viên là người quản trị, học sinh là người viết bài và đăng tải. Học sinh sẽ tìm kiếm những mẩu chuyện ngắn, những giai thoại, truyền thuyết về các điểm đến văn hóa du lịch, đóng vai một người kể chuyện để trình bày lại và truyền tải nội dung đến với người xem.
+ Cập nhật: Trung bình sẽ có 1 bài trên một tuần
- Ý nghĩa và vai trò: Đây là giải pháp giúp học sinh tiếp nhận thông tin một cách trực quan, sinh động, vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh, đặc biệt là lồng ghép những câu chuyện một cách đặc sắc, hấp dẫn.
2.2.3. Giải pháp 3: Học tập trải nghiệm tại các địa điểm du lịch tín ngưỡng tâm linh truyền thống:
- Lý do chọn: Học tập trải nghiệm được cho là sự lựa chọn ưu việt: “Tôi nghe tôi quên, tôi nhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu”, chính vì lẽ đó chúng tôi đã chọn lựa chọn giải pháp này, việc đón nhận nguồn thông tin một cách chủ động, tích cực sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức.
- Đối tượng: Học sinh trường THPT Hồng Bàng, định hướng tương lai là đối với học sinh trung học toàn Thành phố Hải Phòng
- Quá trình thực hiện:
+ Tiến hành tổ chức trải nghiệm thực tế tại các điểm đến văn hóa, tín ngưỡng tâm linh như Chùa Hang, Đền Bà Đế, Đền Nghè ...
+ Các nhóm học sinh sẽ thuyết trình, giới thiệu, quay video về điểm đến để nộp báo cáo trải nghiêm, đăng tải lên Fanpage, TikTok ... về việc học tập và trải nghiệm
- Ý nghĩa và vai trò: Tạo ra một cách thức mới, phù hợp với mô hình “Giáo dục STEM/STEAM: Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo”.
3. Tổng hợp kết quả:
- Có mẫu in ban đầu của bản đồ du lịch Đồ Sơn với tên gọi: “ĐỒ SƠN – MIỀN DI SẢN”.
- Viết, đăng bài trên trang Fanpage:
- Đã tạo ra được trang TikTok với tên gọi “Đồ Sơn Travel”:
- Liên kết với trang http://www.dulichhaiphong.gov.vn/ và thêm nhiều bài viết về các hướng dẫn cho khu du lịch văn hóa, tâm linh Đồ Sơn.
- Hoạt động trải nghiệm với mô hình “Giáo dục Stem/Steam từ trải nghiệm đến tư suy sáng tạo”: tổ chức các giờ học trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa địa phương.
4. Khảo sát sau thực nghiệm:
- Sau khi đã thực hiện xong chuỗi giải pháp thì nhóm tác giả đã thực hiện việc khảo sát lần 2 cho học sinh tại trường THPT Hồng Bàng.
- Số phiếu phát ra 600. Số phiếu thu về 600.
Bảng 4. Mô tả sự hiểu biết của học sinh về du lịch Đồ Sơn
Khía cạnh
|
Hiểu rất rõ
|
Hiểu rõ
|
Có tìm hiểu qua
|
Chưa hiểu rõ
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
1
|
460
|
99,13
|
4
|
0,87
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
102
|
89,47
|
12
|
10,53
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3
|
31
|
45,6
|
27
|
39,7
|
10
|
14,7
|
0
|
0
|
4
|
41
|
91,1
|
3
|
6,67
|
1
|
2,23
|
0
|
0
|
Chú giải các khía cạnh:
1. Du lịch nghỉ dưỡng; 2. Du lịch văn hóa, tâm linh;
3. Du lịch tham quan; 4. Du lịch ẩm thực.
Bảng 5. Mô tả tần suất ghé thăm của học sinh đối với các sự kiện văn hóa, tâm linh Đồ Sơn, Hải Phòng
Sự kiện
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Chưa bao giờ
|
Không có ý định
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
1
|
1
|
0,17
|
0
|
0
|
497
|
82,83
|
23
|
3,83
|
2
|
2
|
0,34
|
157
|
26,17
|
361
|
60,17
|
10
|
1,99
|
3
|
6
|
1
|
201
|
33,5
|
306
|
51
|
41
|
6,83
|
Chú giải các sự kiện:
1. Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn; 2. Lễ hội Đền Nghè; 3. Lễ hội Đền Bà Đế
Bảng 6. Mô tả nhận thức của học sinh về việc giữ gìn và phát huy các giá trị du lịch văn hóa, tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng
Rất quan trọng
|
Quan trọng
|
Ít quan trọng
|
Không cần thiết
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
Tần suất
|
%
|
167
|
27,84
|
308
|
51,34
|
114
|
19
|
11
|
1,82
|
- Đánh giá kết quả:
+ Khi bắt đầu thực hiện đề tài, không có nhiều người ủng hộ cho những giải pháp, nhưng sau một thời gian triển khai đã có sự thay đổi đặc biệt.
+ Thời gian đầu thì Fanpage không nhận được nhiều sự quan tâm, nhưng sau đó đã có nhiều phản hồi tích cực, nhận được nhiều tương tác, chia sẻ, tin nhắn mới.
+ Giải pháp sử dụng TikTok đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ tích cực.
+ Sau khi ứng dụng các giải pháp thì học sinh trường THPT Hồng Bàng đã hướng tới các hoạt động du lịch văn hóa, tâm linh Đồ Sơn.
+ Các giải pháp đưa ra, có hiệu quả rõ rệt trong việc thay đổi nhận thức học sinh về việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
V. Kết luận:
V.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh giữ một vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Hải Phòng nói riêng và đồng bào cả nước nói chung. Đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp gìn giữ và phát triển Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn - Nét đẹp văn hoá của người dân Hải Phòng” là công việc nghiên cứu rất phức tạp và liên quan tới nhiều phương diện khác nhau. Đề tài chỉ tập trung vào những điểm mới để xây dựng chuỗi các giải pháp, dưới góc độ là học sinh THPT.
V.2. Giả thuyết khoa học:
Nhận thức của học sinh trung học về kiến thức, vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, bảo tồn, quảng bá du lịch văn hóa, tâm linh Đồ Sơn đã được thay đổi.
Với các giải pháp mới phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông thì việc đưa ra các giải pháp đã nghiên cứu thì thấy việc tác động tới nhận thức về các giá trị văn hóa cho học sinh trường THPT Hồng Bàng là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
V.3. Vấn đề nghiên cứu:
Các giải pháp được xây dựng dựa theo quy trình, bằng việc cung cấp thông tin góp phần nâng cao nhận thức và làm thay đổi hành vi, hướng tới việc làm thực tế. Các giải pháp được đưa ra tạo thành chuỗi, chứ không phải là một giải pháp đơn lẻ, gắn với đối tượng học sinh trung học. Kết quả sau khi thực nghiệm cho thấy các giải pháp hoàn toàn khả thi và mang lại hiệu quả rõ dệt. Từ thay đổi nhận thức 35,67% (trước thực nghiệm) lên 79,18% (sau khi thực nghiệm) dẫn đến những thay đổi trong hành vi từ đó giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh.
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Phát triển các giải pháp đã thực nghiệm trên quy mô lớn hơn, nhân rộng việc in ấn bản đồ du lịch, tăng số lượng bài đăng trên fanpage, TikTok được viết và chia sẻ nhiều hơn. Triển khai, giới thiệu, hướng dẫn các giải pháp tới cộng đồng một cách sâu, rộng hơn.
Chuỗi giải pháp thể hiện sự sáng tạo, có đặc tính hấp dẫn và dễ truyền bá, với những điểm nhấn đột phá và mang tính ứng dụng cao, đã thực sự tập trung vào học sinh trung học, từ chỗ hiểu biết, đến chuyển biến nhận thức và dẫn đến thay đổi định hướng hành vi trong việc giáo dục văn hóa truyền thống và có thể phát triển quảng bá du lịch Hải Phòng.
VI. Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Quốc Hùng, (2013), “Một số kinh nghiệm Quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3, tr.44.
2. Chu Huy (2010), Sổ tay kiến thức Văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian, NXB Giáo dục.
4. Đình Kính - Lưu Văn Khuê (1997), Đồ Sơn - thắng cảnh và du lịch, NXB Hải Phòng.
5. Nắng biển Đồ Sơn, NXB Hải Phòng.
PHỤ LỤC
1. CÂU HỎI KHẢO SÁT
(Trước khi tiến hành nghiên cứu)
Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện dự án “Một số biện pháp gìn giữ và phát triển Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn - Nét đẹp văn hoá của người dân Hải PhòngHải Phòng”. Chúng tôi rất mong nhận được các câu trả lời của các bạn:
1. Bạn có hiểu biết như thế nào về du lịch Đồ Sơn?
Khía cạnh
|
Hiểu rất rõ
|
Hiểu rõ
|
Chưa hiểu rõ
|
Rất chưa hiểu
|
1. Du lịch nghỉ dưỡng
|
|
|
|
|
2. Du lịch văn hóa, tâm linh
|
|
|
|
|
3. Du lịch tham quan
|
|
|
|
|
4. Du lịch ẩm thực
|
|
|
|
|
2. Bạn đã bao giờ ghé thăm của học sinh đối với các sự kiện văn hóa, tâm linh Đồ Sơn, Hải Phòng?
Sự kiện
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Chưa bao giờ
|
Không có ý định
|
1. Lễ hội Chọi Trâu
|
|
|
|
|
2. Lễ hội Đền Nghè
|
|
|
|
|
3. Lễ hội Đền Bà Đế
|
|
|
|
|
3. Nhận thức của bạn như thế nào về việc giữ gìn và phát huy các giá trị du lịch văn hóa, tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng?
Rất quan trọng
|
Quan trọng
|
Ít quan trọng
|
Không cần thiết
|
|
|
|
|
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 9 năm 2022
Nhóm tác giả
2. CÂU HỎI KHẢO SÁT
(Sau khi tiến hành nghiên cứu)
Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện dự án “Một số biện pháp gìn giữ và phát triển Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn - Nét đẹp văn hoá của người dân Hải PhòngHải Phòng”. Chúng tôi rất mong nhận được các câu trả lời của các bạn:
1. Bạn có hiểu biết như thế nào về du lịch Đồ Sơn?
Khía cạnh
|
Hiểu rất rõ
|
Hiểu rõ
|
Chưa hiểu rõ
|
Rất chưa hiểu
|
1. Du lịch nghỉ dưỡng
|
|
|
|
|
2. Du lịch văn hóa, tâm linh
|
|
|
|
|
3. Du lịch tham quan
|
|
|
|
|
4. Du lịch ẩm thực
|
|
|
|
|
2. Bạn đã bao giờ ghé thăm của học sinh đối với các sự kiện văn hóa, tâm linh Đồ Sơn, Hải Phòng?
Sự kiện
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Chưa bao giờ
|
Không có ý định
|
1. Lễ hội Chọi Trâu
|
|
|
|
|
2. Lễ hội Đền Nghè
|
|
|
|
|
3. Lễ hội Đền Bà Đế
|
|
|
|
|
3. Nhận thức của bạn như thế nào về việc giữ gìn và phát huy các giá trị du lịch văn hóa, tâm linh tại Đồ Sơn, Hải Phòng?
Rất quan trọng
|
Quan trọng
|
Ít quan trọng
|
Không cần thiết
|
|
|
|
|
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 11 năm 2022
Nhóm tác giả