MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử, có một nền văn hóa truyền thống đa dạng, đặc biệt có 54 dân tộc, 54 nền văn hóa với các loại hình nghệ thuật truyền thống khác biệt dưới bầu trời chung là đất nước Việt Nam. Chính sự đa dạng này đã tạo nên một bức tranh màu sắc cho văn hóa truyền thống Việt Nam, điều này giải thích vì sao chúng ta lại có nhiều loại hình nghệ thuận truyền thống độc đáo, trong đó âm nhạc truyền thống là một phần vô cùng quan trọng. Âm nhạc gắn kết con người và hình thành nên nhân cách con người. Âm nhạc truyền thống là tinh hoa, là sự đúc kết suốt nhiều thế kỷ của cha ông chúng ta. Trong cuộc sống hiện đại, trước sự phát triển của xã hội, văn hóa nói chung, âm nhạc truyền thống nói riêng bị ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó sự xuất hiện của âm nhạc quốc tế càng làm cho âm nhạc dân tộc bị lu mờ. Nhưng chúng ta không được quên đi cội nguồn, không được làm mất đi những tinh hoa mà hàng trăm, hàng nghìn năm các thế hệ đi trước đã dày công đúc kết. Bởi âm nhạc dân tộc là nguồn cội, là sức mạnh tinh thần của cả dân tộc Việt Nam. Dù trong xã hội nào, cuộc sống hiện tại hay tương lai thì âm nhạc dân tộc cũng đều cần thiết và quan trọng với mỗi người Việt Nam. GS Trần Văn Khuê đã từng nói: “Nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng cũng không thể mua lại được, mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên”. Chúng em luôn khao khát được là đại diện cho giới trẻ ngày nay truyền cảm hứng tích cực tình yêu dòng nhạc truyền thống Việt Nam cho các bạn học sinh, cũng như giới trẻ trong thành phố Hải phòng. Vì vậy chúng em chọn đề tài “Học sinh trung học với công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam”.
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU; VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Vấn đề nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu tập hợp khái quát những vấn đề mang tính lý luận về tìm hiểu âm nhạc dân tộc, khuyến khích giới trẻ ngày nay nói chung và học sinh nói riêng, nhằm lan tỏa tình yêu với âm nhạc truyền thống Việt Nam, biết thưởng thức giá trị âm nhạc dân tộc Việt Nam, bởi âm nhạc dân tộc Việt Nam chính là cốt cách, tâm hồn người Việt, để từ đó cùng chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc âm nhạc truyền thống dân tộc Việt nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các phong trào văn nghệ trong nhà trường, sự hiểu biết và thị hiếu của giới trẻ nói chung và học sinh một số trường trong thành phố nói riêng về âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu.
- Bạn yêu âm nhạc không? Bạn có biết chơi một nhạc cụ nào không?
- Phong trào văn nghệ của trường/ lớp bạn như thế nào?
- Bạn có thường xuyên nghe nhạc không? Bạn thường nghe loại nhạc nào?
- Bạn đã từng xem một chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc chưa?
- Bạn có thể kể tên những nhạc cụ dân tộc/ những bài hát dân ca mình biết?
- Theo bạn những giải pháp nào để khuyến khích cho giới trẻ ngày nay nói chung và học sinh nói riêng biết yêu và chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam?
III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 6/2022 nghiên cứu các tài liệu liên quan đến “Âm nhạc truyền thống, “Nhạc cụ dân tộc”, “Thói quen nghe nhạc của giới trẻ ngày nay”, để từ đó chọn dự án: “Học sinh trung học với công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam”.
- Tháng 7/2022 xây dựng khung dự án và nội dung cho các buổi tọa đàm, các buổi ngoại khóa, phát phiếu khảo sát.
- Tháng 8/2022 thực hiện khảo sát, phóng vấn và tổng hợp, phân tích dữ liệu.
+ Lập nhóm Messenger “Âm nhạc dân tộc – tâm hồn – cốt cách người Việt”.
+ Thiết kế và tổ chức chương trình toạ đàm“Không gian Âm nhạc A5 Hồng Bàng”.
- Tháng 9/2022 thực hiện chương trình ngoại khóa: Gặp gỡ, giao lưu Văn nghệ với Nghệ nhân Ca Trù, Nghệ sỹ - giáo viên âm nhạc với chủ đề: “Tìm hiểu về cây đàn Nhị và nét đẹp trong làn điệu Ca Trù” bằng hình thức giao lưu văn nghệ và hỏi đáp.
- Tháng 10/2022 thực hiện hoạt động ngoại khóa “Truyền cảm hứng tình yêu âm nhạc truyền thống” thông qua tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, “Nghe nhạc đoán tên bài hát”.
- Tháng 11/2022 hoàn thiện dự án nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2 Phương pháp phỏng vấn:
+ Đối tượng phỏng vấn: Học sinh, giáo viên trong phạm vi nhà trường, nghệ nhân, nghệ sỹ hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực dòng nhạc dân tộc của thành phố Hải phòng.
+ Hình thức phỏng vấn: quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi chép.
+ Cách thức phỏng vấn: Hỏi trực tiếp
2.3 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
+ Đối tượng khảo sát: Học sinh một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trong thành phố Hải phòng bằng phiếu điều tra, trong đó có các câu hỏi xoay quanh nhận thức về “Âm nhạc dân tộc Việt Nam”, “Phong trào Văn nghệ trường em” và “Thói quen nghe nhạc của giới trẻ ngày nay”.
+ Phiếu điều tra này nhằm để khảo sát về mức độ nhận thức của học sinh các trường, khảo sát về “Nhận thức về dòng nhạc dân tộc”, “Phong trào Văn nghệ trường em”, và “Thói quen nghe nhạc của giới trẻ ngày nay”.
2.4 Phương pháp thử nghiệm một số biện pháp tác động:
+ Nhóm giải pháp dành cho hoạt động học tập:
- Lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội bàn về: “Học sinh trung học với công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam”.
+ Nhóm giải pháp dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Chương trình ngoại khóa: Tọa đàm: Gặp gỡ Nghệ nhân ưu tú Ca Trù – Ca nương Nguyễn Thu Hằng, Nghệ sỹ đàn Nhị – Giáo viên trường Văn hóa Nghệ thuật & Du lịch Hải Phòng Nguyễn Thị Thu Hường với chủ đề: “Tìm hiểu về cây đàn Nhị và nét đẹp trong làn điệu Ca Trù”.
- Chương trình phát thanh học đường, giới thiệu tác phẩm: “Âm nhạc truyền thống”.
+ Nhóm giải pháp dành cho hoạt động trên mạng xã hội.
- Thành lập nhóm messenger để cùng nhau nhận thức về “Giá trị Âm nhạc dân tộc Việt Nam chính là cốt cách tâm hồn người Việt”, để từ đó cùng “Chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống”.
PHIẾU KHẢO SÁT TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
VỀ VẤN ĐỀ “Âm nhạc truyền thống”, và “ Giá trị âm nhạc dân tộc Việt Nam”.
Câu hỏi 1. Bạn có thói quen nghe nhạc không?
Câu hỏi 2. Theo bạn, thị hiếu âm nhạc của giới trẻ ngày nay nói chung và học sinh nói riêng có đặc điểm gf?
o. Thích nghe nhạc nước Ngoài
|
o. Thích nghe nhạc VN
|
Câu hỏi 3. Bạn nghĩ gì về trào lưu sính nhạc nước ngoài của giới trẻ ngày nay?
o. Tốt/ Tích cực
|
o. Không nên quá lạm dụng
|
Câu hỏi 4. Bạn đã bao giờ đến nhà hát xem một buổi biểu diễn nhạc dân tộc chưa?
o. Có/ Đã từng
|
o. Chưa bao giờ
|
Câu hỏi 5. Bạn có thể kể tên một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam mà mình biết?
o. Biết (trả lời)
|
o. Không biết
|
Câu hỏi 6. Trường bạn tổ chức văn nghệ có tiết mục nào là bài hát/ nhạc dân tộc không?
Câu hỏi 7. Nếu bây giờ bạn được tặng một cặp vé đi xem chương trình âm nhạc dân tộc bạn có rủ người thân/ bạn bè cùng đi không?
Câu hỏi 8. Bạn có sẵn sàng đề xuất với thầy/ cô giáo chủ nhiệm/ Ban chấp hành Đoàn TN trường bạn tố chức lồng ghép các buổi sinh hoạt tập thể/ ngoại khóa có các nội dung tìm hiểu cũng như biểu diễn Văn nghệ về Âm nhạc dân tộc không?
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Nhóm tác giả gặp gỡ, phỏng vấn tìm hiểu về bộ môn âm nhạc dân tộc
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI TỌA ĐÀM
Ảnh do nhóm tác giả thực hiện
IV. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Phần 1: ÂM NHẠC DÂN TỘC VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA TRÀO LƯU SÍNH NHẠC NƯỚC NGOÀI CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY NÓI CHUNG VÀ HỌC SINH NÓI RIÊNG
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Âm nhạc truyền thống
Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, vô cùng tinh tế, sinh động, giúp con người trên Thế giới không cùng màu da, không cùng tiếng nói vẫn có thể hiểu nhau, đến được với nhau. Con người có thể sử dụng âm nhạc để truyền đạt cảm xúc giống như đọc, viết và nói. Âm nhạc có thể diễn tả ý tưởng, suy nghĩ, tình cảm, diễn đạt sự tức giận, thù ghét, diễn tả tình yêu, tình bằng hữu và có thể truyền thông điệp về ước mơ, hy vọng, ... Âm nhạc là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, âm nhạc được sử dụng trong hầu hết các sự kiện quan trọng vào những dịp đặc biệt trong đời sống cộng đồng.
Âm nhạc Việt Nam sớm đã có những ảnh hưởng và quan điểm mới, dung hòa hoàn hảo những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với những nét nổi bật vốn có của âm nhạc truyền thống, từ đó tạo nên những loại hình âm nhạc cổ truyền của từng vùng miền như hát xẩm, hát chèo, hát chầu văn, ca trù, hò, cải lương, quan họ, đàn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ... Dòng nhạc dân tộc Việt Nam không những hội tụ được những nét đẹp văn hóa mà còn phản ánh được đời sống tinh thần phong phú của ông cha ta. Chính điều này đã mang đến cho âm nhạc Việt Nam một hơi thở đặc biệt. Theo Giáo sư Trần Văn Khuê thì: “Âm nhạc Việt Nam có những cá tính mà có thể không tìm ra được ở những nền âm nhạc khác. Mặc dù ở Châu Á cạnh các nước Đông Á và Đông Nam Á nhưng âm nhạc dân tộc Việt Nam không thể bị nhầm lẫn với âm nhạc của Trung Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan .... mà nó mang một cá tính riêng”. Đó là lý do khiến dòng nhạc dân tộc chiếm được cảm tình và thu hút được sự chú ý của nhiều du khách. Đặc biệt các buổi biểu diễn chèo, ca trù, .... của Việt Nam luôn có một lượng khách nước ngoài rất đông. Tại các cuộc biểu diễn chèo, ca trù, hát xẩm, ... khán giả trong nước, nước ngoài đều không ngừng ngỡ ngàng trước những âm trầm bổng rất lạ của thể loại này. Các đêm nhạc dân tộc như vậy đang tạo ra những bước tiến trong việc khơi dậy nền âm nhạc cổ truyền, đưa nó trở về đúng vị trí của nó.
Âm nhạc dân tộc như một thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giá trị âm nhạc truyền thống dân tộc của Việt Nam đi vào đời sống và tạo nên dòng chảy xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Từ hát ru, dân ca, quan họ, hát văn, ca trù, chèo, tuồng đến hò Huế, nhã nhạc, đàn ca tài tử, cải lương... Bức tranh âm nhạc đó ta nhìn thấy có miền núi, miền biển, trung du, đồng bằng...; có âm nhạc chính thống từ triều đình - nhạc lễ cho đến âm nhạc cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, có những chính sách đầu tư lớn để xây dựng nền âm nhạc truyền thống thông qua việc truyền dạy và đào tạo.
Như vậy có thể nói âm nhạc dân tộc Việt Nam chính là tinh hoa của đất nước Việt Nam, cốt cách của người dân Việt Nam.
1.2. Nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
Theo thống kê của Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, hiện nay nước ta có hơn 17 nghìn bài dân ca, gần 9 nghìn bài dân nhạc của 54 dân tộc, 75 vở diễn sân khấu và diễn xướng dân gian, do 1.848 nghệ nhân hát và đàn. Trong đó nhạc đàn có 803 thể loại, nhạc hát có 1.045 thể loại. Mỗi làn điệu, mỗi nhạc cụ lại mang một thông điệp nhưng tựu trung lại vẫn là những tâm tư, khát vọng, bộc lộ những tình cảm cổ vũ tinh thần mọi người để có sức mạnh trong lao động, chiến đấu và còn để giáo dục con cháu về truyền thống của cha ông, của dân tộc.
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng biệt, dòng âm nhạc và những nhạc cụ dân tộc đặc trưng riêng biệt: Đàn Ba-la-lai-ca được biết đến là của dân tộc Nga; Đàn Tỳ-bà, Đàn Nguyệt cầm,... của Trung Quốc, còn đặc trưng của kho nhạc cụ của dân tộc Việt Nam phải kể đến đàn Bầu, Sáo trúc, đàn Cò, đàn Đáy, đàn Kìm (đàn Nguyệt), đàn Tam thập lục, đàn Tứ, đàn Gáo, đàn Tranh, đàn Đá, đàn Tơ-rưng, Mõ, Phách, Tiêu, Trống Cái, Trống cơm, Trống dế, Cồng, Chiêng.
Việt Nam là đất nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam.
Nguồn: Internet
1.3. Sở thích nghe nhạc và nhu cầu thưởng thức âm nhạc.
Nhu cầu nghe nhạc phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và sở thích riêng của con người. Khẩ năng biết thưởng thức âm nhạc của mỗi cá nhân là khác nhau và mục đích nghe nhạc của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của đời sống tinh thần của con người, đặc biệt trong xã hội thông tin và nền kinh tế trí thức như hiện nay. Nhờ có nó mà các nhu cầu khác, như nhu cầu giao tiếp, nhu cầu thẩm mỹ hay nhu cầu nhận thức được đáp ứng. Tất cả các yếu tố này tạo ra sự đa dạng, sự phong phú, rất giàu bản sắc cho nền Văn hoá nghệ thuật âm nhạc trong mỗi một xã hội khác nhau, ở từng thời kì khác nhau..
1.4. Thói quen nghe nhạc
Nghe nhạc là cách thư giãn, chữa bệnh kinh tế nhất, hữu hiệu nhất, thiết thực nhất. Thói quen nghe nhạc sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao tri thức, tầm hiểu biết, tự góp phần hoàn thiện bản thân. Thời gian nghe nhạc trong ngày là yếu tố phản ánh một góc độ quan trọng của thói quen nghe nhạc.
Ngay từ khi mới lọt lòng, hẳn mỗi chúng ta ai cũng được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ, lớn lên thêm chút nữa trẻ em đi học mầm non, mẫu giáo được nghe và được các cô dạy những bài hát thiếu nhi đầu tiên mang âm hưởng dân tộc hẳn không thể thiếu những bài hát dân ca ngộ nghĩnh, dễ thương như: “Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi, Gà gáy té le té le sáng rồi ai ời”, ... Làm sao chúng ta lại không thể yêu những bài hát dân ca mang đậm bản sắc mỗi vùng miền? Ví dụ nói đến vùng Đồng bằng Bắc bộ thì chúng ta sẽ nhớ ngay đến giai điệu hết sức mượt mà của “Người ơi, người ở đừng về’, “ Bèo dạt mây trôi “...
KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỜI GIAN NGHE NHẠC CỦA HỌC SINH
(Phiếu phát ngẫu nhiên cho 150 học sinh)
STT
|
Thời gian/1 ngày
|
Số lượng
|
Tỉ lệ(%)
|
1
|
Không dành thời gian nghe nhạc
|
38
|
25,3
|
2
|
Thỉnh thoảng
|
63
|
42
|
3
|
Thường xuyên
|
49
|
32,7
|
|
Tổng
|
150
|
100
|
Kết quả khảo sát sự hiểu biết về âm nhạc truyền thống của học sinh
(phiếu phát ngẫu nhiên cho 200 học sinh)
STT
|
Thời gian/1 ngày
|
Số lượng
|
Tỉ lệ(%)
|
1
|
Không biết/ không hiểu
|
64
|
32
|
2
|
Hiểu biết nhưng ít
|
79
|
39,5
|
3
|
Có hiểu biết mức độ khá
|
41
|
20,5
|
4
|
Rất hiểu biết mức độ tốt
|
16
|
8
|
|
Tổng
|
200
|
100
|
1.5. Vai trò của âm nhạc trong đời sống con người
Ngay từ thời cổ, cư dân Việt Nam đã sáng tạo và coi âm nhạc như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Theo dòng lịch sử, dòng nhạc dân tộc được lưu truyền cho đến nay như một mạch máu xuyên suốt. Tiếp nối quá trình phát triển đó, người dân Việt Nam đã tự sáng tạo ra những điệu nhạc, những nhạc cụ với nhiều thể loại khác nhau. Nghe nhạc thường xuyên giúp con người thư giãn sau những giờ học, làm việc vất vả, thấy yêu đời hơn, sống lạc quan hơn, tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích và cải thiện sự tập trung. Từ đó hình thành cho ta cách nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, tới lợi ích của bản thân trong mối quan hệ với lợi ích của những người xung quanh. Biết thưởng thức âm nhạc giúp con người hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ.
Trong chiến tranh, các quốc gia đã biết dùng âm nhạc, dùng lời ca tiếng hát để khuyến khích, động viên tinh thần chiến sỹ, làm yên lòng nhân dân, lùi bước quân thù. Hẳn chúng ta còn nhớ và không thể không xúc động với những thước phim trong bộ phim Titanic khi con tàu đang dần chìm xuống đáy Đại dương mênh mông, giữa sự sống và cái chết, những nghệ sỹ chân chính vẫn đang bình tĩnh và chơi đàn say mê để an ủi đồng loại và chính bản thân họ - coi cái chết nhẹ nhàng như lên Thiên đàng về với Chúa. Trong cuộc chiến chống dịch Covid 19, tại các bệnh viện tuyến đầu gian khó và nguy hiểm, các nghệ sỹ, ca sỹ họ đã mang lời ca tiếng hát của mình để động viên, tri ân những chiến sỹ áo trắng và xoa dịu nỗi đau của các bệnh nhân.
1.6. Thái độ ứng xử đối với tác phẩm nghệ thuật âm nhạc
Ứng xử có văn hoá với cách thưởng thức âm nhạc được thể hiện ở thái độ, hành vi phù hợp, biết trân trọng, cư xử có văn hóa với vai trò mình là khán giả trong chương trình biểu diễn âm nhạc. Chúng ta xem một chương trình biểu diễn hòa nhạc trong nhà hát, là khán giả văn minh sẽ biết giữ trật tự không làm phiền đến các khán giả khác, không ăn vặt, hút thuốc, nói chuyện to, nghe điện thoại .... Kết thúc mỗi tiết mục khán giả vỗ tay tán thưởng như một cách bày tỏ sự trân trọng một tác phẩm có giá trị, hoặc ngợi khen một tiết mục biểu diễn của các nghệ sỹ, ca sỹ thay lời cảm ơn họ đã mang đến cho ta món ăn tinh thần vô giá.
Là người Việt Nam, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm cùng chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc âm nhạc truyền thống Việt Nam.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Nguồn: do các nghệ nhân, nghệ sỹ cung cấp.
2. Phong trào Văn nghệ của học sinh trong nhà trường hiện nay và thực trạng về trào lưu sính nhạc nước ngoài của giới trẻ ngày nay nói chung và học sinh nói riêng
2.1. Ưu điểm
Dân tộc Việt Nam từ bốn ngàn xưa vốn đã yêu chuộng hòa bình, con người Việt Nam luôn yêu cuộc sống, lạc quan, hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Các phong trào văn nghệ truyền thống vùng miền luôn được quan tâm, nhân dân đón nhận và tham gia tích cực.
Các cơ quan, đoàn thể, các trường học luôn có những hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc, thu hút được đông đảo người dân trong thành phố nói chung và thầy cô giáo, các em học sinh trong nhà trường nói riêng hưởng ứng và có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả trong các liên hoan văn nghệ, hội diễn văn nghệ của thành phố cũng như các hoạt động liên hoan văn nghệ trong nhà trường.
2.2. Hạn chế
Nhắc đến dòng nhạc cổ truyền, nhiều ý kiến cho rằng dòng nhạc này đang trên con đường quên lãng. Thật ra thì đây là dòng nhạc rất đặc biệt, không dễ bị lãng quên. Lịch sử Việt Nam dã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, chính bom đạn chiến tranh đã đẩy dòng nhạc dân tộc sang một bên khiến chúng ta không có thời gian để giới thiệu hay quan tâm đến âm nhạc. Do đó, dòng nhạc dân tộc không được phổ biến rộng rãi, chứ thực tế chúng ta không thể quên nhạc cổ truyền. Vấn đề lãng quên hay không lãng quên phụ thuộc rất lớn vào sự quảng bá của ngành văn hoá và các ban ngành liên quan.
Một thực tế đáng buồn hơn nữa đó là giới trẻ ngày nay đang chạy theo các thể loại âm nhạc hiện đại du nhập từ nước ngoài mà chẳng hề quan tâm đến bản sắc dân tộc đang bị hao mòn theo năm tháng. Trong khi người nước ngoài tìm đến Việt Nam để tìm hiểu, để được chứng kiến các nghệ nhân Việt Nam chơi các nhạc cụ dân tộc thì người Việt Nam lại đang quay lưng lại với những nhạc cụ đó. Không chỉ những người ngoài ngành mà ngay những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, âm nhạc cũng không nắm rõ, thậm chí không biết về dòng nhạc dân tộc này. Một trong những nơi đào tạo dòng nhạc dân tộc này đó là Nhạc viện Hà nội nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, nhưng số lượng sinh viên theo học khoa dân tộc vẫn là một con số khiêm tốn khiến chúng ta cần nhìn lại.
Phần 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH GIỚI TRẺ
BIẾT YÊU VÀ CÙNG CHUNG TAY GÌN GIỮ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1. Nhóm giải pháp về quản lý và tuyên truyền giáo dục
Hiện trạng Việt Nam cho thấy, các sân khấu trình diễn nhạc dân tộc rất hiếm, không được trùng tu và hoạt động rất ít ỏi. Các trung tâm, trường lớp đào tạo về thể loại nhạc dân tộc cũng như các sơ sở chế tạo nhạc cụ dân tộc cũng rất khó tìm thấy. Công cuộc thống kê, ghi chép và lưu trữ về phương pháp học các nhạc cụ này đến nay vẫn chưa thấy kết quả là bao nhiêu. Hầu hết dòng âm nhạc cổ truyền chỉ được phản ánh trên báo chí chứ không hề được phổ biến đại chúng. Giới trẻ muốn tìm hiểu về dòng nhạc này cũng khó có thể tìm thấy sách để đọc. Các sân khấu nhạc hiếm thấy hoạt động nên có muốn xem cũng chẳng có để mà xem. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người không được biết đến âm nhạc cổ truyền là gì. Và khi đã không biết, không hiểu về nó thì không thể yêu mến và lưu giữ nó. Các cơ quan chức trách nên đẩy mạnh vấn đề phát triển nềm âm nhạc truyền thống vì đây là tinh hoa của dân tộc.
Thành phố Hải phòng là thành phố Cảng – Biển, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế về nhiều lĩnh vực, trong đó có nghành Du lịch. Hải phòng sở hữu nhiều tiềm năng Du lịch đáng mơ ước của nhiều tỉnh thành trong khu vực.
Vậy tại sao chúng ta không đầu tư, phát triển vắn hóa âm nhạc dân tộc kết hợp với Du lịch?
Du khách quốc tế
xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
Nguồn Internet
|
Trường Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng
khai giảng lớp Ca trù
Ảnh do NNƯT Ca Trù Nguyễn Thu Hằng cung cấp
|
2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức các hoạt động
Theo báo Quân đội nhân dân viết ngày 19-9-2022: “Việt Nam có một nền âm nhạc dân tộc vô cùng phong phú và rực rỡ. Không chỉ có giá trị nghệ thuật, âm nhạc dân tộc có sứ mệnh lớn lao khi phản ánh tâm tư, tư duy, tâm hồn người Việt Nam và đồng hành với đất nước trong những cuộc trường chinh lịch sử và sự nghiệp phát triển, hội nhập quốc tế”.
Âm nhạc là tiếng nói thiêng liêng của giống nòi Lạc Việt, là sự sinh tồn hưng thịnh của ngày mại. Vậy để gìn giữ, bảo tồn và làm cho giới trẻ ngày càng quan tâm yêu thích dòng âm nhạc dân tôc Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết. Đó không những là chức năng nhiệm vụ của những người làm công tác quản lý văn hóa mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, là ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam trong đời sống hiện đại ngày nay. Với kiến thức còn hạn hẹp chúng em mạn phép đưa ra các giải pháp gồm:
1. Quy định nhất quán và triệt để trong các giáo trình và phương pháp giảng dạy âm nhạc ở các trường phổ thông, các trường đào tạo chuyên nghiệp về số giờ học cho âm nhạc truyền thống cho phù hợp. Có quy chế cụ thể tổ chức các cuộc thi tìm kiếm các tài năng về âm nhạc truyền thống tại các cấp học này
2. Khuyến khích các hoạt động về âm nhạc truyền thống tại các làng xã ,cùng các lễ hội, diễn xướng dân gian là những nét đặc trưng văn hóa cội nguồn mà nhờ đó âm nhạc dân tộc tồn tại và phát triển.
3. Tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, các trang mạng xã hội Facebook, Google, …trình diễn những bài hát dân gian, các chương trình biểu diễn nhạc cụ dân tộc, chương trình ca nhạc dân gian truyền thống của các dân tộc Việt Nam được phát song vào các khung giờ vàng.
4. Tổ chức tốt công tác bảo tồn – gìn giữ: Âm nhạc dân tộc luôn luôn có tính dị bản do được lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu, truyền ngón, truyền nghề; bài bản, làn điệu lại mang tính khuyết danh do hình thức sáng tạo dân gian nên không có tác giả, tác phẩm cụ thể và được bảo tồn bởi các nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian, diễn viên chuyên nghiệp thêm nữa tuổi tác của các nghệ nhân nay đều đã quá cao.
5. Nhà nước và các ban ngành quản lý văn hóa phải là chiếc cầu nối trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục âm nhạc nói chung và âm nhạc truyền thống nói riêng. Nhiệm vụ quản lý văn hóa chính là dòng chảy âm nhạc dân tộc đi đúng hướng theo tinh thần nghị quyết của Đảng về văn hóa văn nghệ trong thời kỳ đổi mới.
2.3. Nhóm giải pháp về đề xuất các các hoạt động trong phạm vi nhà trường.
- Đề xuất với Đoàn thanh niên phát động các cuộc thi hát dân ca, đóng kịch, các hoạt cảnh dựa trên các nội dung bài học bộ môn Ngữ văn trong những tiết học Văn học dân gian, các cuộc thi viết tìm hiểu về âm nhạc truyền thống, về các nhạc cụ dân tộc, ….
- Đề xuất với tổ chuyên môn Tổ Ngữ văn: khuyến khích học sinh dàn dựng các hoạt cảnh theo nội dung bài học trong các tiết học về Văn học dân gian.
- Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm khuyến khích học sinh trong lớp ưu tiên các tiết mục biểu diễn văn nghệ là âm nhạc truyền thống trong các buổi sinh hoạt tập thể có biểu diễn văn nghệ.
- Đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa giao lưu văn nghệ với trường Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải phòng để qua đó học sinh có thêm trải nghiệm, hiểu biết thêm về âm nhạc truyền thống.
V. KẾT LUẬN KHOA HỌC, GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1. Giải pháp
- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa vai trò và sứ mệnh cao cả của âm nhạc truyền thống.
- Tổ chức thực hiện với nhiều hoạt động ngoại khóa lồng ghép với nội dung bài học, các tiết học môn Ngữ văn về Văn học dân gian và môn Tiếng Anh. (ví dụ: Tiếng Anh 9 Unit 8 TOURISM, Tiếng Anh 12 Unit 5 CULTURAL IDENTITY, Tiếng Anh 11 Unit 5 BEING PART SEAN).
- Tổ chức nhiều hoạt động khuyến khích học sinh tham gia phong trào Văn hóa Văn nghệ, thông qua các hoạt động thi viết giới thiệu tác phẩm, tác giả, tọa đàm, múa hát, kịch...
- Phát động các cuộc thi tìm hiểu về âm nhạc dân gian hoặc các nhạc cụ dân tộc, thi tìm kiếm tài năng âm nhạc, biết hát, múa, chơi nhạc cụ dân tộc thông qua các hoạt động tập thể của lớp và trường.
- Tham gia giao lưu với giáo viên và học sinh Trường Văn hóa nghệ thuật và du lịch Hải Phòng, nơi đào tạo âm nhạc dân tộc cho học sinh, sinh viên của thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất giải pháp đối với nhà trường: trong việc đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với các hoạt động ngoại khóa Văn hóa Văn nghệ, lấy học sinh làm trung tâm, đề cao tính sáng tạo của học sinh.
2. Tính mới tính sáng tạo
- Khảo sát được thực trạng hiểu biết cũng như thị hiếu âm nhạc dân tộc của học sinh ở một môi trường giáo dục cụ thể.
- Tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa, gặp gỡ giao lưu văn nghệ với nghệ nhân, nghệ sỹ, giáo viên dạy âm nhạc trong thành phố, qua đó nâng cao hiểu biết về âm nhạc truyền thống và tuyên truyền hiệu quả việc gìn giữ bảo tồn âm nhạc dân tộc Việt Nam cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.
- Phối kết hợp được các hoạt động khác nhau để tăng khả năng hứng thú và sáng tạo của học sinh với âm nhạc dân tộc.
- Tiến hành thực nghiệm các giải pháp khác nhau và thu được các kết quả để đưa ra những kết luận có cơ sở khoa học.
- Giải pháp phù hợp với điều kiện của nhà trường, dễ dàng áp dụng và có hiệu quả rõ rệt đạt mục tiêu giáo dục theo hướng nâng cao các năng lực, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
3. Hướng phát triển:
Dự án đã được áp dụng hiệu quả và thành công tại trường chúng em. Trong thời gian tới, nếu nhận được nhiều sự tài trợ giúp đỡ từ các cơ quan doanh nghiệp, nhà trường và gia đình, chúng em sẽ phát triển đề tài ở diện rộng hơn. Chúng em hy vọng dự án của chúng em sẽ được nhân rộng, và hiệu quả cao tại các trường học trong thành phố.
Trong một thời gian nghiên cứu còn ngắn, kinh phí nghiên cứu còn hạn hẹp, chắc chắn sản phẩm của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong được sự góp ý của các chuyên gia, ban giám khảo, các thầy cô để đề tài của chúng em được hoàn chỉnh hơn.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lịch sử Âm nhạc Việt nam - Tác giả Lê Mạnh Thát
- Tìm hiểu Âm nhạc dân tộc cổ truyền – 1986Tác giả Tô Ngọc Thanh – Hồng Thao
- Âm nhạc Dân tộc học – Tác giả PGS TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm
- Ca Trù – Phía sau đàn phách – Tác giả Nguyễn Xuân Diên
- Báo Văn hóa (ngày 19 - 9 – 2022)