Trường: THPT HỒNG BÀNG
Tổ: NGỮ VĂN
Ngày soạn: 26/ 2/2023
Ngày dạy: 1/4/2023
Học sinh lớp: 10C9, 10C12
|
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
|
KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 10
Sách Kết nối tri thức
CHUYÊN ĐỀ 2: SÂN KHẤU HÓA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
TIẾT 13,14,15: Luyện tập và biểu diễn
TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN MÚA RỐI NƯỚC:
LỄ HỘI CHỌI TRÂU HỒNG BÀNG – LẮNG ĐỌNG HỒN DÂN TỘC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Biết biểu diễn thành thạo các động tác múa rối nước để tái hiện tích trò: Chọi trâu Đồ Sơn.
- Nhận biết ý nghĩa lễ hội chọi trâu Đồ Sơn: tôn vinh vẻ đẹp của người lao động, tinh thần thượng võ của người dân địa phương, thể hiện khát vọng của nhân dân về cuộc sống sung túc, ấm no.
- Hình thành các năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực chuyên biệt: năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu, trang phục diễn viên chèo, sản phẩm STEM: Rối nước, không gian Lễ hội chọi trâu
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, kế hoạch bài dạy chuyên đề
- Phiếu chấm sản phẩm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị chuyên đề của học sinh.
3. Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
2. Nội dung: Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn
3. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
4. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao
|
- GV: Chiếu video trên màn chiếu, yêu cầu cả lớp theo dõi và trả lời nhanh.
- HS: Nghe yêu cầu của giáo viên và tiếp nhận nhiệm vụ
|
Thực hiện
|
- HS: HS tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- GV: Quan sát hỗ trợ học sinh thực hiện và định hướng chung nếu cần thiết.
|
Báo cáo thảo luận
|
- GV: Yêu cầu 1 số học sinh có câu trả lời nhanh nhất giải thích sự lựa chọn của mình
- HS : Giải thích sự lựa chọn của mình nếu GV yêu cầu, đặt câu hỏi phản biện.
|
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
|
- GV nhận xét thái độ làm việc, kết quả hoạt động của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất.
- Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.
- Củng cố lại các kĩ năng cần thiết để luyện tập và biểu diễn múa rối nước
|
B. LUYỆN TẬP VÀ BIỂU DIỄN
Mục tiêu: Giúp HS biết cách điều khiển con rối, xây dựng kịch bản múa rối, có những sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, biết chia sẻ, hợp tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Nội dung: Tập luyện, biểu diễn tích trò múa rối: Chọi trâu
Sản phẩm học tập: Lễ hội chọi trâu trường THPT Hồng Bàng
Tổ chức thực hiện:
*Bước 1: Hình thành ý tưởng
Hoạt động của GV -HS
|
Dự kiến sản phẩm
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
|
Mỗi nhóm học sinh lựa chọn và xây dựng được ý tưởng sân khấu hóa của nhóm được thể hiện trong phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
|
Câu hỏi
|
Nội dung
|
Tích trò múa rối
|
Chọi trâu
|
Nguồn gốc lễ hội
|
|
Ý nghĩa tích trò
|
|
Hướng biểu diễn
(bám sát nguyên mẫu tích trò/ có phóng tác)
|
|
Hình thức biểu diễn
(Trực tiếp/ Video)
|
|
Gợi ý:
- Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- Nguồn gốc: Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỉ thứ 18 , trâu nào thắng cuộc thì cả làng có trâu ấy, năm ấy sẽ làm ăn thịnh vượng mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn cho dù thắng hay thua sau khi kết thúc lễ hội các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất cầu mùa màng thuận hoà. Với ý nghĩa thiêng liêng ấy, hội chọi trâu hàng năm được người dân nơi đây nhiệt liệt hưởng ứng
- Lí do đưa tác phẩm đó lên sân khấu: tác phẩm gợi nhiều suy ngẫm về tinh thần thượng võ ở một vùng đất trước biển, sóng to gió cả.
- Hướng biểu diễn: Diễn lại theo tích trò gốc
- Hình thức biểu diễn: Xây dựng 1 tiết mục biểu diễn trực tiếp trên sân khấu.
|
Bước 2: Làm mô hình thủy đình, bể, con rối
- Phân công nhiệm vụ nhóm
+ Nhóm làm mô hình thủy đình
STT
Họ và tên
Vai trò
Nhiệm vụ
1
Nguyễn Thanh Hưng
Nguyễn Quốc Huy
Nhóm trưởng
Nhóm phó
Chịu trách nhiệm chung về việc tổ chức nhóm thiết kế sản phẩm.
2
Đàm Mai Linh
Thư kí
Ghi chép nhật kí hoạt động nhóm, các biên bản thảo luận nhóm, các ý kiến đóng góp hoàn thiện sản phẩm
3
Nguyễn Tiến Đạt
Trần Thị Thanh Huyền
Nguyễn Hà Phương
Thành viên
Cắt giấy, dựng khung mô hình thủy đình (3 khối)
4
Ngô Thị Ngọc Mai
Đặng Tú Anh
Tăng Ngọc Ánh
Thành viên
Vẽ, trang trí phần mái, làm rèm
5
Nguyễn Ngọc Ánh
MC
Giới thiệu chương trình. Ghi hình, dựng phim về quá trình thực hiện sản phẩm của nhóm
- Nhóm làm bể múa rối
STT
Họ và tên
Vai trò
Nhiệm vụ
1
Nhóm trưởng
Chịu trách nhiệm chung về việc tổ chức nhóm thiết kế sản phẩm.
2
Thư kí
Ghi chép nhật kí hoạt động nhóm, các biên bản thảo luận nhóm, các ý kiến đóng góp hoàn thiện sản phẩm
3
Thành viên
Cắt vải, trang trí thành bể
4
Thành viên
Làm khung, dán kính
5
MC
Giới thiệu chương trình. Ghi hình, dựng phim về quá trình thực hiện sản phẩm của nhóm
- Nhóm làm con rối
STT
|
Họ và tên
|
Vai trò
|
Nhiệm vụ
|
1
|
|
Nhóm trưởng
Nhóm phó
|
Chịu trách nhiệm chung về việc tổ chức nhóm thiết kế sản phẩm.
|
2
|
|
Thư kí
|
Ghi chép nhật kí hoạt động nhóm, các biên bản thảo luận nhóm, các ý kiến đóng góp hoàn thiện sản phẩm
|
3
|
|
Thành viên
|
Phụ trách phần gỗ, làm thân rối, các khớp nối
|
4
|
|
Thành viên
|
Vẽ, trang trí các con rối
|
5
|
|
MC
|
Giới thiệu chương trình. Ghi hình, dựng phim về quá trình thực hiện sản phẩm của nhóm
|
* Bước 3: Xây dựng kịch bản chọi trâu
|
Hoạt động của GV - HS
|
Dự kiến sản phẩm
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- 3 nhóm tiếp tục thảo luận xây dựng dàn ý để triển khai ý tưởng theo Phiếu học tập số 2.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc nhóm xây dựng dàn ý
- GV hỗ trợ, tư vấn
B3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu từng nhóm trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện giúp hoàn thiện dàn ý.
B4: Kết luận, nhận định
GV tổng kết và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập dàn ý.
|
- Mỗi nhóm xây dựng được dàn ý cho kịch bản của nhóm mình thể hiện trong Phiếu học tập số 2
Nhóm ….
Phiếu học tập số 2
Hồi –
Cảnh
|
Xung đột
|
Lời bình
|
Â.thanh, ánh sáng, đạo cụ
|
I –
Cảnh 1:
|
|
|
|
II –
Cảnh 2:
|
|
|
|
III –
Cảnh 3:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Bước 4: Tập dượt theo kịch bản và chỉnh sửa kịch bản
|
Dự kiến sản phẩm
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tập dượt và chuẩn bị vật chất theo Bản kế hoạch tập kịch
- GV yêu cầu học sinh bám sát kế hoạch và tập dượt hiệu quả.
- Trong quá trình tập dượt, điều chỉnh, sáng tạo thêm so với kịch bản ban đầu một cách hợp lí.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tập dượt nghiêm túc và tích cực chuẩn bị
- GV theo dõi, giám sát quá trình làm việc của HS và nhắc nhở, hỗ trợ khi cần thiết.
B3: Báo cáo thảo luận
- HS báo cáo tiến độ tập dượt và chuẩn bị.
B4: Kết luận, nhận định
- GV tổ chức tổng duyệt và hướng dẫn HS thảo luận để hoàn thiện vở diễn trước khi biểu diễn chính thức.
|
- Bản kế hoạch tập kịch
Tiêu đề: (KẾ HOẠCH TẬP DƯỢT)
- Tên trích đoạn múa rối: Chọi trâu
- Hình thức biểu diễn: trực tiếp trên sân khấu
- Đối tượng tham gia: tập thể lớp 10C…
- Thời gian, địa điểm:
+ Thời gian tập: từ ngày……đến ngày…….
+ Thời gian biểu diễn: …giờ…., ngày …….
+ Địa điểm biểu diễn: Tại………………….
- Nội dung phân công cụ thể:
Phân công
|
Người thực hiện
|
Thời hạn
|
Công việc cụ thể
|
Nhận xét
|
Đạo diễn
|
|
|
|
|
Điều khiển rối nước
|
|
|
|
|
MC
|
|
|
|
|
Phụ trách trống hội
|
|
|
|
|
Âm thanh, ánh sáng
|
|
|
|
|
Đạo cụ, phục trang
|
|
|
|
|
|
- Quá trình tập dượt và những chuẩn bị vật chất cho vở kịch của HS theo phân công trong kế hoạch.
- Những điều chỉnh, sáng tạo thêm/ bớt kịch bản.
|
Bước 4: Biểu diễn
|
Dự kiến sản phẩm
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn học sinh rà soát các công đoạn chuẩn bị cho biểu diễn theo bảng kiểm điểm công việc.
- GV tổ chức cho HS biểu diễn.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiến hành rà soát các công đoạn chuẩn bị cho biểu diễn.
- HS biểu diễn
- GV theo dõi, giám sát quá trình làm việc của HS và nhắc nhở, hỗ trợ khi cần thiết.
B3: Báo cáo thảo luận
- GV và HS xem buổi biểu diễn
B4: Kết luận, nhận định
- Sau biểu diễn, GV hướng dẫn HS trong lớp thảo luận để đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất cải tiến theo gợi ý của bảng đánh giá nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tổng kết một số lưu ý trong quá trình biểu diễn.
|
- Bảng kiểm điểm công việc.
STT
Công việc
Người phụ trách
Đã hoàn thành
1
Dẫn chương trình
2
Điều khiển con rối
3
Phụ trách trống hội
4
Âm thanh, ánh sáng (mic, loa, nhạc, máy tính, thiết bị chiếu sáng…)
5
Hóa trang (trang phục, trang điểm…)
6
Đạo cụ
7
….
- Vở diễn trên sân khấu
- Bảng đánh giá, nhận xét
STT
|
Nội dung
|
Nhận xét
|
Đề xuất
|
1
|
Kịch bản
|
|
|
2
|
Điều khiển con rối
|
|
|
3
|
Âm thanh
|
|
|
4
|
…
|
|
|
- Một số lưu ý trong quá trình biểu diễn:
+ Tường thuật cần sôi nổi, tạo kịch tính
+ Điều khiển con rối cần linh hoạt, khéo léo.
+ Phông nền sân khấu mang tính ước lệ, vừa phải lột tả được thông điệp của vở kịch, vừa phải đem lại cho người xem cảm giác đó là không gian tự nhiên.
+ Âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,… cần được phối hợp để lôi cuốn người xem và góp phần biểu đạt thông điệp của vở diễn.
|
|
C. HOẠT ĐỘNG 3 : CỦNG CỐ - DẶN DÒ
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống các kiến thức về tích trò dân gian cần nhớ và có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống của nghệ thuật múa rối nước.
b) Nội dung: Giáo viên chiếu phiếu đánh giá lên màn hình, yêu cầu hs vào app Kahoot đánh giá.
c) Sản phẩm: Kết quả đánh giá của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
|
- GV: Chiếu phiếu đánh giá lên màn hình
- HS: Nghe yêu cầu của giáo viên và tiếp nhận nhiệm vụ
|
Thực hiện
|
- HS: Tự đánh giá trên app Kahoot.
- GV: Thao tác màn chiếu và nhắc nhở hs thao tác trong 1 phút.
|
Báo cáo thảo luận
|
Giáo viên tổng kết các tiêu chí của các nhóm.
|
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
|
- GV nhận xét thái độ làm việc, tổng kết quả hoạt động của các nhóm, khen thưởng nhóm đứng đầu.
- Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các giờ học tiếp theo.
|
D. DẶN DÒ
- Giáo viên nhắc lại các vấn đề cần nắm, giao bài tập về nhà cho học sinh.
* Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VI. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THUYẾT MINH: TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN: MÚA RỐI NƯỚC CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN: TỪ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐẾN TRANG SÁCH, TRANG ĐỜI HÔM NAY.
Xin mời các quý thầy cô đến với sản phẩm Stem của tổ Ngữ Văn trường THPT Hồng Bàng. Sản phẩm stem của chúng em có chủ đề: TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN: Múa rối nước: Chọi trâu Đồ Sơn – từ lễ hội truyền thống đến trang sách, trang đời hôm nay. Xuất phát từ thực tế học tập chương trình Ngữ văn 10 THPT 2018, sách Kết nối tri thức và cuộc sống có bài 7: Tích trò sân khấu dân gian, chuyên đề 1: Tập nghiên cứu về một vấn đề văn hóa dân gian, chuyên đề 2: Sân khấu hóa về tác phẩm văn học, chúng em làm sản phẩm stem này để phục vụ cho hoạt động học tập trên lớp và từ bài học trên lớp giúp mọi người hiểu rõ hơn bộ môn nghệ thuật múa rối nước, trân trọng nét đẹp tâm hồn của người Đồ Sơn: tinh thần thượng võ, tình yêu lao động…
Sản phẩm stem của chúng em được làm từ những vật liệu tái chế như gỗ, vải, bìa carton... đã qua sử dụng dễ dàng thu lượm được. Phần bể nước, chúng em dùng vật liệu là tấm nhựa meca, bên dưới có cỏ nhân tạo trang trí. Thủy đình được làm từ bìa carton đã qua sử dụng, chúng em cắt, dán, tô màu trang trí. Các con rối gỗ được làm bằng những khúc gỗ nhỏ…
Điều đặc biệt ở sản phẩm Stem của chúng em là ở việc các con rối có thể hoạt động được, kết hợp với tiếng trống trường đánh theo nhịp trống hội, có thể biểu diễn trực tiếp ở sân trường, đồng thời tiến hành live stream trên các nền tảng trực tuyến: facebook, tiktok nhằm tái hiện hoạt cảnh: Chọi trâu Đồ Sơn một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện được những căng thẳng, kịch tính, không khí vui tươi, náo nhiệt của lễ hội địa phương.
Thông qua quá trình làm sản phẩm, chúng em được hình thành và phát triển các năng lực: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán; năng lực thẩm mỹ…
Với sản phẩm này, chúng em sử dụng trong các tiết học Ngữ văn về sân khấu, văn học dân gian, dùng trong các tiết học trải nghiệm bảo vệ thiên nhiên khiến tiết học sinh động, gần gũi, hấp dẫn hơn.
Trên đây là phần giới thiệu sản phẩm STEM của chúng em, mong nhận được sự góp ý của BGK, các thầy cô. Em xin cảm ơn.
PHỤ LỤC 2: KỊCH BẢN LỄ HỘI CHỌI TRÂU – NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
Vy
|
VY: Giới thiệu tiết học: Đất nước từ thuở khai thiên dựng nước của các vua Hùng, đến những ngày tháng gian khó bị kẻ thù muôn phương đô hộ, và ngay cả thời hiện đại, những nét văn hóa, bản sắc dân tộc vẫn được gìn giữ và lưu truyền tới ngày nay. Một số truyền thống đang dần bị mai một theo thời gian, dần bị chìm vào lãng quên.
VINH: Với mục tiêu phục dựng và truyền tải những giá trị văn hóa tốt đẹp, lồng ghép với những bài học bổ ích, Ngày hôm nay, trường THPT Hồng Bàng rất vinh dự khi được tiếp tục tổ chức tiết học THỰC HÀNH SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC – LUYỆN TẬP VÀ BIỂU DIỄN theo chuyên đề bộ môn Ngữ Văn với chủ đề: Tích trò sân khấu dân gian – Lắng đọng hồn dân tộc
VY: Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu
Theo lời của những câu ca dao ấy, hàng năm vào ngày mồng 9 tháng 8 (âm lịch), khách muôn nơi của các quận, huyện, nội thành Hải Phòng, từ các tỉnh lân cận như Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và các tỉnh xa xôi như Lạng Sơn, Nghệ An…và mấy năm gần đây còn có rất nhiều các du khách nước ngoài cùng đổ về thị xã Đồ Sơn để dự lễ hội chọi Trâu. Mọi người sẽ được chứng kiến và sống trong cái không khí hùng tráng, dữ dội, mạnh mẽ và thượng võ ở một vùng đất trước biển, sóng to gió cả này
VINH: Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỉ thứ 18 , trâu nào thắng cuộc thì cả làng có trâu ấy, năm ấy sẽ làm ăn thịnh vượng mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn cho dù thắng hay thua sau khi kết thúc lễ hội các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất cầu mùa màng thuận hoà. Với ý nghĩa thiêng liêng ấy, hội chọi trâu hàng năm được người dân nơi đây nhiệt liệt hưởng ứng
Và sau đây, xin mời thầy cô và các bạn cùng hòa mình vào không khí của Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn được tái hiện thông qua nghệ thuật văn hóa dân gian – múa rối nước
|
Vinh
|
Đến với hội thi ngày hôm nay là 2 ông trâu xuất sắc nhất đến từ những đội thi đấu của trường THPT Hồng Bàng. Đang tiến vào từ phía cửa Bắc là ông trâu số 5 đến từ lớp 10C9.
|
Vy
|
Bước ra từ phía cửa Nam là sự xuất hiện của ông trâu số 7 đến từ lớp 10C12. Cả 2 đang tiến vào sới với khí thế và quyết tâm cao nhất để giành chiến thắng về cho đội thi của mình ngày hôm nay.
|
Vinh
|
Trận đấu chung kết ngày hôm nay diễn ra với 3 hiệp thi. Ông trâu nào xuất sắc thắng 2 trên 3 hiệp đấu sẽ giành được chiến thắng.
|
Vy
|
Ngay lúc này đây, xin quý khán giả đang có mặt hãy nổ một tràng vỗ tay thật lớn để khích lệ tinh thần của những ông trâu trước khi bước vào trận chung kết ngày hôm nay.
|
Vinh
|
3…2…1… Trận chung kết xin được phép bắt đầu (2 con trâu tiến vào nhau)
|
Vy
|
(Con trâu số 5 húc trước) Ông trâu số 5 đã bắt đầu trận đấu bằng một cú húc mạnh vào phần bụng của ông trâu số 7. Với trọng lượng lên đến 700 kg, mỗi cú húc đều mang sức nặng, từng cú đâm vào đều có thể gây ra sức sát thương với đối thủ.
|
Vinh
|
(Con trâu số 7 húc lại, con số 5 chạy) Từng trải qua hàng loạt trận đấu trước đây, ông trâu số 7 cũng không hề nao núng, từng bước và tăng tốc húc trả lại ông trâu số 5.
|
Vy
|
Ông trâu số 7 đã từng giành chiến thắng trong nhiều trận đấu với các đội thi lớp 10C1, 10C6, 10C8 và 10C11.
|
Vinh
|
1 cú 2 cú và 3 cú húc liên tiếp vào ông trâu số 5, ông trâu số 5 có vẻ đang không thể tiếp tục hiệp thi đấu ngày hôm nay. Những cú tấn công đầy uy lực của số 7 đang dần hạ gục được ông trâu đến từ lớp 10C9.
|
Vy
|
(Số 5 gục) Và hiệp thi đấu thứ nhất của chúng ta đã kết thúc, phần thắng ban đầu thuộc về ông trâu số 7 đến từ đội lớp 10C12.
|
Vinh
|
Mới chỉ một hiệp đấu đầu tiên nhưng ta cũng có thể thấy được khí thế quyết tâm đến từ ông trâu của mỗi đội. Và sau đây, chúng ta cùng bước vào trận thi đấu thứ 2 của chúng ta, mời các ông trâu quay trở lại sân để tiếp tục tranh tài.
|
Vy
|
Sau một khoảng thời gian được chủ trâu chăm sóc, ông trâu số 5 đang có thể tiến vào sân đấu, liệu rằng với sự trở lại ở hiệp đấu thứ 2 này, ông trâu số 5 có thể mang về phần thắng cho đội nhà của mình. Tất cả sẽ được diễn ra trong hiệp thi đấu cam go và đầy kịch tính này. Và hiệp đấu thứ 2 của trận chung kết xin được phép bắt đầu.
|
Vinh
|
Mang trong mình tâm lý của kẻ chiến thắng, ông trâu số 7 đang từng bước tiến vào sới đấu, liệu kì tích có một lần lặp lại?
|
Vy
|
Tuy nhiên, không chịu khuất phục, ông trâu số 5 cũng đang lấy lại tinh thần và tiến vào với quyết tâm hừng hực nhất.
|
Vinh
|
Và dường như số 5 đã nhập cuộc thực sự, những đòn phản công diễn ra rất quyết liệt, rất mạnh mẽ.
|
Vy
|
Thế trận đang nghiêng về phía ông trâu số 5 … và rất nhanh, phần thắng hiệp 2 đã thuộc về ông trâu số 5.
|
Vinh
|
Vậy số 5 có dễ dàng đi vào lịch sử và giành được chiến thắng cuối cùng? Tất cả sẽ được quyết định ở hiệp đấu cuối cùng.
|
Vy
|
Chúng ta hãy chiêm ngưỡng phần thi đấu cuối cùng của buổi lễ ngày hôm nay.
|
Vinh
|
Ông trâu số 5 với nước da đen xạm, cặp sừng dài toát lên vẻ dũng mãnh, hiên ngang của đội thi lớp 10C9
|
Vy
|
Những cú húc đầy uy lực của ông trâu số 7 toát lên khí phách, mạnh mẽ của đội thi 10C12. Vậy ở hiệp thi cuối cùng này, ông trâu nào sẽ giành được phần thắng, chúng ta hãy nổ một tràng vỗ tay để 2 ông trâu bước vào hiệp thi đầu này được không ạ?
|
Vinh
|
1…2…3 hiệp thi đấu cuối cùng xin phép được bắt đầu.
|
Vy
|
Phát huy thế mạnh từ những cú đâm đầy uy lực, ông trâu số 7 đang dành lại thế chủ động, lien tục là những pha tấn công liên hoàn vào phần ngực và bụng của ông trâu số 5
|
Vinh
|
Nhưng không chịu khuất phục, ông trâu số 5 cũng mang một tâm thế và khí thế hừng hực, quyết chiến quết thắng cho hiệp đấu ngang tài ngang sức này. Với những gì đang diễn ra sẽ thật khó để đoán được ông trâu đến từ đội nào sẽ giành được phần chiến thắng trong buổi lễ ngày hôm nay.
|
Vy
|
Và những pha phản công đến từ ông trâu số 5 đang được tung ra một cách đầy mạnh mẽ, tạo nên sức nóng cho trận đấu lần này.
|
Vinh
|
Dường như ông trâu số 7 đã thấm mệt và không thể phản kháng được, mọi người hãy cùng cổ vũ thật lớn cho đội thi đấu của mình nào!
|
Vy
|
Và một đòn tấn công đầy mạnh mẽ đến từ phía ông trâu số 5 đang dần đánh gục ông trâu số 7. Ông trâu số 7 đã ngã xuống.
|
Vinh
Vy
|
Trận thi đấu kết thúc, phần thắng đã thuộc về ông trông số 5 đến từ lớp 10C9. Xin chúc mừng! Như vậy màn chọi trâu của trường THPT đến đây là kết thúc, hẹn gặp mọi người trong trận đấu năm sau và hãy luôn nhớ rằng
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu
Và phần thi đấu cũng đã khép lại phần trình bày về tích dân gian Chọi Trâu, cảm ơn thầy cô và các bạn đã dõi theo phần thi đấu vừa rồi
|
|
Cô giáo bước vào nêu lên ý nghĩa
|
V. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM
Các hoạt động về bài học được chia sẻ trên các trang chính thống của nhà trường:
- Facebook: Đoàn trường THPT Hồng Bàng
- Facebook: của Giáo viên và học sinh nhà trường
- Yuotobe: Hải Phòng ngày nay:https://youtu.be/xCRr8Op55UI
- Wed: Trường THPT Hồng Bàng
- https://drive.google.com/drive/folders/1-_sQaUDl3few54VfXOP1t6yKdHaTa1Fz
- https://drive.google.com/drive/folders/15DBUdDKzz2wpQx0k7xv2oqDW2ilM3Ue-
- https://photos.app.goo.gl/YxYesA5BVp2HcDgp9