khbd-lien-quan-san-pham-stem-thap-cham_94202313.pdf
CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1858
BÀI 11: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Tiết 4
I. MỤC TIÊU
Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Nêu được cơ sở hình thành văn minh Chăm -pa
- Nêu được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm – pa về đời sống vật chất, đời sống tinh
thần, tổ chức xã hội, Nhà nước.
2. Về năng lực
- Rèn luyện kỹ năng sưu tầm và khai thác tư liệu, làm mô hình trong học tập lịch sử; kĩ năng giải thích,
phân tích, hệ thông hoá, sơ đồ hoá … thông tin các vấn đề lịch sử.
- Liên hệ để thấy được sức sống trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thanh tựu văn minh đó đối với
việc phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay.
- Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.
Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về văn minh Chăm – pa
3. Về phẩm chất
- Nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Có ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
- Có trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hoá của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, Phiếu học tập dành cho HS.
- Bản đồ hành chính các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
- Một số hình ảnh được phóng to, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK.
- Mô hình học tập tự làm, Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 . Khởi động : “Nhận diện lịch sử” qua các hình ảnh liên qua đến văn minh Chăm pa
- Sản phẩm dự kiến là câu trả lời đúng của hs
- Tổ chức thực hiện: HS tham gia trò chơi
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn minh Chăm pa
a. Mục tiêu:
- Giúp HS có khả năng, tìm kiếm, chọn lọc, khai thác nguồn tư liệu để khám phá, tìm hiểu về nền văn
minh Chăm pa.
2
- HS nêu được cơ sở hình thành nền văn minh: điều kiện tự nhiên, cơ sở xã hội, ảnh hưởng từ văn minh
Ấn Độ
- HS trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm pa: sự ra đời của nhà nước, hoạt động
kinh tế chính, chữ viết, đời sống vật chất, đời sống tinh thần, qua đó góp phẩn phát triển năng lực nhận
thức và tư duy lịch sử, cũng như vận dụng những tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề có liên quan
đến những di sản của văn minh Chăm-pa trên đất nước Việt Nam hiện nay.
b. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tham khảo thông tin tư liệu kênh hình và kênh chữ sgk để thực hiện
nhiệm vụ:
Nội dung:
Khai thác thông tin trong mục 2, (tr. 99-102, SGK), em hãy cho biết:
Nhóm 1,3. Một số nét chính về điều kiện tự nhiên, cơ sở xã hội và thời gian hình thành, phát triển của
nền văn minh Chăm pa.
Nhóm 2,4. Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm pa trên các lĩnh vực.
- Bước 2: Thực hiện hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, đọc SGK để thực hiện nhiệm vụ do GV
giao.
Sản phẩm:
a, Cơ sở hình thành:
+ Điều kiện tự nhiên: đất đai chủ yếu là các cồn cát khô hạn ờ miền Trung, nhưng ngược lại có bờ biển
dài, nhiều vũng, vịnh kín gió,...
+ Cơ sở xã hội: dần cư có nguồn gốc bản địa (cư dân Sa Huỳnh) kết hợp với một số nhóm người khác;
cơ cấu xã hội là liên minh cụm làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao...
+ Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ: Văn Minh Chăm pa ảnh hưởng rất lớn từ văn minh Ấn Độ. Góp
phần làm văn minh Chăm pa phát triển rực rỡ.
b, Thời gian hình thành, phát triển: từ thế kỉ II đến thế kỉ XV
c, Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa:
+ Sự ra đời của Nhà nước Lâm Ấp năm 192 đầu Công nguyên (sau này gọi là Chăm-pa)
với hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình chuyên chế trung ương tập quyền và
ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
+ Hoạt động kinh tế nổi bật nhất là thương mại đường biển: là cầu nối buôn bán quốc tế
quan trọng với nhiều cảng: Đại Chiêm (Quảng Nam), Thị Nại (Bình Định),... Cư dân Chămpa trao đổi buôn bán với các nước: bán trầm hương, ngọc trai,... và mua các mặt hàng thủ công: thuỷ
tinh, mã não (Thái Lan).
+ Chữ viết: Trên cơ sở tiếp thu chữ viết của Ấn Độ, người Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ
viết riêng của dân tộc mình.
+ Đời sống vật chất và tinh thần: đạt nhiều thành tựu (trên các lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội,
kiến trúc, điêu khắc,...).
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
(1) GV mời HS trả lời các câu hỏi; GV ghi câu trả lời lên bảng phụ và yêu cầu cả lớp cùng theo dõi kết
quả đồng thời gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
2) GV mời tổ 3 thuyết trình mô hình tự làm . Các nhóm khác nhận xét và thắc mắc cần tổ 3 giải đáp
(3) GV hướng dẫn các em khai thác nội dung kênh hình và kênh chữ của SGK để làm rõ hơn nội dung
thảo luận:
3
- Về điều kiện tự nhiên: Văn minh Chăm-pa được hình thành khu vực miến Trung nước ta với điếu kiện
tự nhiên: địa hình chia cắt, cánh đổng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn, chú yếu là cồn cát khô, khí hậu khô nóng,
không thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp. Nhưng bù lại, khu vực này có đường bờ biển dài,
nhiều vũng vịnh, cửa biển,... Biển là đường giao thông quan trọng cũng là điều kiện thuận lợi để cư dân
Chăm-pa phát triển hoạt động buôn bán bằng đường biển.
- Về dân cư - xã hội: đây là một nội dung tương đối khó với HS, vì vậy, GV cần giải thích rõ hơn để HS
hiểu về cơ sở này như sau: địa bàn hình thành của Vương quốc Chăm pa là địa bàn sinh sống của cư dân
thuộc nến văn hoá Sa Huỳnh - nền văn hoá sắt sớm mang dấu ấn văn hoá biển ở dọc miền Trung nước
ta. Điều đó cho thấy cội nguồn bản địa của nền văn minh này. Như vậy, ngoài nhóm cư dân bản địa đã
cư trú lâu đời, có sự di dân của bộ phận dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo chuyển đến cư trú, sinh sống và
mang theo những yếu tố văn hoá mới, kết hợp với cư dân bản địa chuẩn bị cho sự ra đời nhà nước.
- Về ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ: Cư dân Sa Huỳnh đã tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ thông qua hoạt
động của các thương nhân, tiếp thu những giá trị văn hoá trên nhiều lĩnh vực như chính trị, tư tưởng, tôn
giáo, kiến trúc, chữ viết,... để sáng tạo ra những thành tựu của mình. Ví dụ: Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn
Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình. Chữ viết đó được cải biên, hoàn
thiện và sử dụng cho đến tận ngày hôm nay (GV có thể yêu cầu HS quan sát trở lại Hình 8 (tr. 82, SGK),
liên hệ với kiến thức đã học về văn minh Đông Nam Á để nhận thức rõ hơn về thành tựu này).
- Tư liệu 2. Đoạn tư liệu nói về một số điều kiện tự nhiên của khu vực miền Trung nước ta, địa bàn hình
thành của văn minh Chăm pa. Với đặc điểm: đất đai phần lớn là những cổn cát, đổng bằng ven các con
sông thường nhỏ hẹp, đất canh tác không màu mỡ, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, khô hạn... Những điều
kiện đó không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cầy lúa nước. Nhưng đổi lại khu
vực này có phía đông mở ra biển, đây vừa là đường giao thông chính vừa là nguồn cung cấp hải sản cho
cư dân. Với điểu kiện tự nhiên như vậy đã giúp cho cư dân Chăm-pa sớm có truyền thống buôn bán, đặc
biệt là buôn bán bằng đường biển.
- Tư liệu 3. Tư liệu sử dụng được trích dẫn từ cuốn Vương quốc Chăm-pa của tác giả Gioóc-giơ Mátxpê-rô. Nội dung tư liệu chứng tỏ người Chăm xưa hiểu biết rất nhiều về canh tác nông nghiệp, họ đã
biết xây dựng hệ thống tưới tiêu để phục vụ nông nghiệp.
- Hình 9. Vùng cửa sông Thu Bổn (Quảng Nam) Hình ảnh cho thấy một con sông có lưu vực
rộng, hai bên bờ là những căn nhà và phố xá tấp nập người đi lại, tàu thuyền neo đậu ở bến. Lưu vực
sông Thu Bồn xưa cũng là một trong những địa bàn cư trú chính của cư dân cổ Chăm-pa, tạo điều kiện
thuận lợi cho cư dân sớm tạo lập và phát triển nến văn minh của dân tộc mình.
- Hình 10. Lễ hội Ka tê được người Chăm theo Hin-đu giáo tổ chức tại tháp Pô Sa I (Ninh Thuận).
Trong hình là hoạt động múa hát của đồng bào Chăm trong dịp lễ hội tại một trong những cụm đền tháp
đẹp và nổi tiếng nhất ở Ninh Thuận. Đầy là một lễ hội dân gian thiêng liêng, đặc sắc và rất quan trọng
đối với đồng bào Chăm, để tưởng nhớ những những người đã khuất và các vị anh hùng dân tộc (được
người Chăm tôn vinh các vị thần). Đây cũng là dịp mọi người nghỉ ngơi, đi thăm viếng, chúc tụng lẫn
nhau. Lễ hôi bắt nguồn từ tín ngưỡng bản địa (thờ cúng các vị thần, thờ cúng ông bà tổ tiên) của cư dân
Chăm-pa, sau đó được bổ sung thêm nhiếu nghi lễ do chịu ảnh hưởng của Hổi giáo và Ấn Độ giáo.
- Hình 11. Tháp Chăm ( nằm trong quần thể di tích Thánh địa Mỹ Sơn ).
HS thuyết trình về Tháp Chăm bằng mô hình Tháp Chăm học sinh tự làm
4
Tháp Chăm Mô hình Tháp Chăm
Đây là một trung tâm đền tháp Ấn Độ giáo chính của Đông Nam Á, từng là nơi các vị vua Chăm-pa xưa
tổ chức cúng tế, hành lễ khi tiếp nhận ngai vàng và trong những dịp lễ quan trọng nhất của cộng đồng.
Khu đền tháp được xây dựng trong nhiều thế kỉ, mặc dù đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá nhưng cho
đến nay, Mỹ Sơn vẫn là một trong những di tích kiến trúc tôn giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á, phản ánh
sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia Đông Nam Á với các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ) và sức
sáng tạo tuyệt vời của cư dân Chăm-pa xưa. GV hướng dẫn HS khai thác thêm thông tin trong mục Em
có biết? để biết thêm về giá trị của khu đền tháp này.
- Hình 12. Tượng Phật Đồng Dương (Quảng Nam). GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong phần Em
có biết? để hiểu được giá trị của tác phẩm nghệ thuật này cũng như thành tựu điêu khắc của VM Chămpa.
- Hình 13. Phù điêu Krít-na Gô-va-ha-na Khương Mỹ (Quảng Nam) Đây là tác phẩm điêu khắc độc
đáo được tìm thấy tại khu tháp Khương Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam. Trên bức phù điêu, các nhà điêu khắc
Chăm-pa đã mô tả hình tượng vị anh hùng Krít-na dựa theo những chi tiết trong thần thoại Ấn Độ giáo
bằng ngôn ngữ tạo hình riêng của nghệ thuật Chăm-pa. Krít-na ở vị trí trung tầm đứng trụ vững chắc, tay
phải giơ cao nâng ngọn núi Gô-va-ha-ra để che chở cho dân làng và đàn gia súc của họ, tay trái oai vệ
đặt ngang hông.
(3)GV cũng có thể nêu yêu cầu cho HS cả lớp: So sánh cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa với văn
minh Văn Lang - Âu Lạc đã tìm hiểu ở hoạt động trước để thấy được sự tương đồng, khác biệt.
HS có thể dựa vào kiến thức đã học ở các tiết trước để nêu ra những điểm giống và khác nhau: điều
kiện tự nhiên, xã hội, dân cư.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV cùng học sinh kết luận, hướng dẫn HS ghi bài như mục Sản phẩm
3. Luyện tập, vận dụng
5
a. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức mới HS vừa được học về nền văn minh Chăm-Pa
b. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan trực tiếp đến bài học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
GV gọi HS giơ tay nhanh trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Học sinh lắng nghe, trả lời.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá, kết luận.
Hoặc: GV có thể chia thành các nhóm, viết đáp án vào bảng nhóm, sau khi GV đọc xong câu hỏi, nhóm
nào có câu trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được điểm tối đa....
Câu 1. Nền văn hoá tiêu biểu ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ, cơ sở hình thành nên nhà nước
Champa là
A. văn hoá Phùng Nguyên. B. văn hoá Hoa Lộc.
C. văn hoá Sa Huỳnh D. văn hoá Hoà Bình.
Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa là
A. nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
C. sản xuất thủ công nghiệp, đặc biệt là nguồn nước.
D. chăn nuôi, trồng cây lúa nước.
Câu 3: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ VN ngày nay?
A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Trung và Nam Trung bộ.
C. Khu vực Nam bộ. D. Cư trú rải rác trên khắp cả nước.
Câu 4: Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau
đây?
A. Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo. B. Tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật.
C. Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp. D. Phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa?
A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. B. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn
Độ.
C. Có đời sống vật chất và tinh thần phong phú.
D. Có nền kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp phát triển.
Câu 6 : Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa?
A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.
B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ.
D. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam.
Câu 7: Nhận xét nào dưới là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát triển của
lịch sử Việt Nam?
A. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
B. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc.
C. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới.
D. Là cội nguồn của nền văn minh tiếp theo của dân tộc.
4. Mở rộng
6
a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng, liên hệ mở rộng kiến thức HS được học để hiểu hơn thành tựu văn minh
Chăm-pa
b. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: HS thiết kế 1 poster quảng bá du lịch Quảng Nam, giới thiệu về những nét văn hóa đặc
sắc của người Chăm-pa đến nay vẫn được bảo tồn và lưu giữ.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và nộp lại sản phẩm.
- Báo cáo sản phẩm: GV gọi 1 số HS lên trình bày sản phẩm trong buổi học tiếp theo để cả lớp cùng trao
đổi, thảo luận và đánh giá.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chấm điểm sản phẩm của HS.
Phiếu đánh giá.
- Lĩnh vực:.............................................................................................
- Thông tin nhóm:......................................................................
Nội dung Tiêu chí Thang
điểm
Kết
quả
Hình thứcThiết kế sáng tạo, màu sắc phù hợp, bắt mắt 1
Phông chữ, cỡ chữ, màu chữ hợp lí 1
Thống nhất trong cách trình bày tiêu đề và nội dung 1
Nội dung Lựa chọn và giới thiệu đúng thành tựu thuộc lĩnh vực 1
Thể hiện được ít nhất bốn thông tin cơ bản về thành tựu 2
Sử dụng được hình ảnh minh họa phù hợp 2
Báo cáo Báo cáo sản phẩm rõ ràng, thu hút người nghe