khbd-lien-quan-den-san-pham-stem-khue-van-cac_94202313.pdf
CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
BÀI 12: VĂN MINH ĐẠI VIỆT
(tiết 6)
I. MỤC TIÊU
Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Trình bày, có hiểu biết nhất định về thành tựu trong lĩnh vực Chữ viết và văn học, Nghệ thuật của nền
văn minh Đại việt
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử.
+ Rèn luyện các kĩ năng sưu tầm sử dụng tư liệu lịch sử
+ Góp phần hình thành và phát triển các năng lực tìm hiểu lịch sử nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng
kiến thức kĩ năng đã học tự làm đồ dung, đặc biệt là làm các mô hình học tập
- Rèn luyện kỹ năng sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử; kĩ năng giải thích, phân tích, hệ
thông hoá, sơ đồ hoá… thông tin các vấn đề lịch sử.
3. Về phẩm chất
- Biết trân trọng giá trị văn minh mà ông cha đã gây dựng từ thời xa xưa.
- Chăm chỉ yêu lao động, có trách nhiệm, ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân
tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số hình ảnh được phóng to, video về các thành tựu trong các lĩnh vực chữ viết ,văn học , kiến trúc …
một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học đặc biệt là các mô hình tự làm và dụng cụ học tập theo
yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học, tạo hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn
khám phá được thành tựu về lĩnh vực Chữ viết và văn học; Nghệ thuật của nền văn minh Đại việt
b. Nội dung: HS quan sát màn hình tivi, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: Học sinh sẽ quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi về các công trình kiến trúc tiêu biểu của văn
minh Đại Việt : Hoàng thành Thăng Long, Khuê văn các , Chùa một cột “ An nam tứ đại khí”
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn” phần khởi động
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
- GV thông báo kết quả và trao phần thưởng cho hs trả lời đúng câu hỏi
Bước 4: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới. Em đã tìm hiểu về các nền văn
minh cổ trên đất nước Việt Nam. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, trong kỉ nguyên đất nước độc lập và phát
triển theo mô hình quân chủ trung ương tập quyền, nền văn minh Đại Việt đạt được thành tựu trên các lĩnh
vực Chữ viết và văn học; Nghệ thuật như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài hôm nay
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thành tựu văn hóa tiêu biểu về Chữ viết và văn học của nền văn
minh Đại Việt
a. Mục tiêu:
- Kể tên và nắm được các thành tựu văn hóa tiêu biểu về Chữ viết và văn học; của nền văn minh Đại Việt
- Nêu được giá trị của những thành tựu văn hóa.
b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, tham khảo TL, hoàn thành nhiệm vụ đã được giao từ tuần trước
( dự án) dưới hình thức Powerpoint
c. Sản phẩm: HS thuyết trình về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt: Chữ
viết và văn học ( Powerpoint)
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ( dự án )
- Nhóm được phân công tìm hiểu thông tin và tư liệu khái quát những thành tựu tiêu biểu về Chữ viết và
văn học của nền văn minh Đại Việt
- ý nghĩa của thành tựu trong lĩnh vực Văn học Đại Việt
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc theo nhóm tại nhà
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- Nhóm cử đại diện lên bảng thuyết trình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm khác nhận xét đánh giá chéo
- GV nhận xét và chốt ý và bổ sung về ý nghĩa của Văn học Đại Việt
*Chủ nghĩayêu nước
- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng "Trung quân ái quốc"
- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện tập trung ở một số phương diện
+ Ý thức độc lập tự do, tự cường, tự hào dân tộc, tự hào trước chiến công thời đại, trước lịch sử dân tộc
+ Lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến, quyết thắng chống kẻ thù xâm lược
+ Xót xa, bi tráng trước tình cảnh nước mất nhà tan
+ Thái độ, trách nhiệm khi xây dựng đất nước trong thời bình
+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước
+ Tình yêu thiên nhiên đất nước
*Chủ nghĩa nhân đạo
- Thể hiện qua thơ văn của các tác giả: Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
- Chủ nghĩa nhân đạo bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, từ văn học dân gian; ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân
văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo...
- Những biểu hiện của tinh thần nhân đạo - sự quan tâm đặc biệt tới số phận con người.
- Cảm thông, chia sẻ với số phận con người bất hạnh
- Khẳng định, trân trọng, đề cao phẩm chất, tài năng, những quan hệ đạo đức tốt đẹp và khát vọng chính
đáng của con người.
- Tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người, bênh vực, bảo vệ và thay con người nói tiếng nói
đấu tranh cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng về công lí chính nghĩa của họ.
* Cảm hứng thế sự
- Cảm hứng thế sự là bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về hiện thực đời sống, hiện thực xã hội
- Cảm hứng thế sự thể hiện rõ nét trong thơ về nhân tình thế thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm; về hiện thực xã
hội trong Thượng Kinh kí sự, Vũ trung tùy bút; đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến và xã hội
thành thị trong thơ Tú Xương. Qua đó tác giả bộc lộ tình cảm yêu, ghét, lên án và cả khát vọng, hoài bão
con người.
Những thành tựu cơ bản
Lĩnh vực Thành tựu
Chữ viết + Sáng tạo ra chữ Nôm.
+Triều Hồ và Tây Sơn khuyến khích sử dụng chữ Nôm trong văn tự.
+Thế kỷ thứ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời và được sử dụng
Văn học: +Văn học chữ Hán: Phát triển và đạt nhiều thành tựu, nội dung chủ yếu ca ngợi truyền
thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc gồm tiểu thuyết chương hồi, truyện ký,...
+Văn học chữ Nôm: Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ
phận quan lại cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con
người...
+Văn học dân gian: Duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỷ XVI-XVIII. Phản ánh
tâm tư, tình cảm con người, đất nước với nhiều thể loại phong phú như thơ ca, tục ngữ,
hò vè, hát, truyện cổ tích,...
Gv cung cấp cho hs tư liệu
Nam Quốc Sơn Hà – Bản tuyên ngôn đầu tiên của VN Trang đầu tiên của bản Bình Ngô đại cáo
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những kiệt tác văn học đã kết tinh những giá trị hiện thực và
nhân đạo sâu sắc của thời đại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thành tựu văn hóa tiêu biểu về Nghệ thuật
của nền văn minh Đại Việt
b. Mục tiêu:
- Kể tên và có những hiểu biết nhất định các thành tựu văn hóa tiêu biểu về Nghệ thuật của nền văn minh
Đại Việt
- Nêu được giá trị của những thành tựu văn hóa đó
b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, tham khảo tư liệu và thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ
được giao ở nhà ( Dự án )
c. Sản phẩm: HS các nhóm thuyết trình về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt
theo lĩnh vực được phân công
d. Tổ chức thực hiện ( Dạy học dự án)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm giao nhiệm vụ ( từ tuần trước )
Nhóm 1 : Tìm hiểu về thành tựu kiến trúc ( Làm mô hình Đoan Môn, Khuê Văn Các )
Nhóm 2 : Tìm hiểu “ An Nam tứ đại khí”
Nhóm 3 : Tìm hiểu về thành tựu Điêu khắc
Nhóm 4 : Tìm hiểu về thành tựu Tranh dân gian, Nghệ thuật biểu diễn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoàn thành nhiệm vụ theo nhóm tại nhà
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS phân tích, nhận xét đánh giá chéo các nhóm , đồng thời nêu thắc mắc cần trả lời từ các nhóm về nội
dung nhóm đó tìm hiểu
- GV nhận xét và chốt ý và bổ sung cho các nhóm để hoàn thiện
Gợi ý sản phẩm
- Nghệ thuật kiến trúc:
+ Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững trãi.
+ Tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, chùa Một Cột, Sùng Thiện Diên
Linh, chùa Trấn Quốc, chùa Phật Tích, Khuê Văn Các ( 2 nhóm làm mô hình thuyết trình )
Đoan Môn ( Hoàng Thành Thăng Long) Khuê văn Các
Học sinh giới thiệu về 2 công trình kiến trúc này thông qua việc trực tiếp làm mô hình Đoan Môn và Khuê
Văn Các
Mô hình Đoan Môn ( Hoàng Thành Thăng Long) Mô hình Khuê văn Các
- Âm nhạc: nhạc dân gian, nhạc cung đình,…; nhạc cụ phong phú: trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn
tỳ bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,…
- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát bội,…
- Lễ hội: nhiều loại hình như hội múa, tết Nguyên đán, lễ Tịch Điền, Thanh minh, Đoan Ngọ, …
Gv cung cấp cho học sinh một số tư liệu
Nghệ thuật múa rối nước thời Lý
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh
học ở bài này.
b. Nội dung: GV cho một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1.Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây?
A. Múa rối.
B. Ca trù.
C. Kịch nói.
D. Chèo.
Câu 2. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?
A. Truyền đạo.
B. Giáo dục.
C. Sáng tác văn học.
D. Sử dụng trong cung đình.
Câu 3. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây?
A. Múa rối.
B. Ca trù.
C. Kịch nói.
D. Chèo.
Câu 4.Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của
A. sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam.
B. ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam.
C. sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý - Trần.
D. ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ.
Câu 5.Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi
tiếng trong lĩnh vực nào?
A. Đúc đồng.
B. Điêu khắc gỗ.
C. Gốm sứ.
D. Tranh dân gian.
c. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn
luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và
phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
b. Nội dụng: GV giao cho HS tự thực hiện khi về nhà
c. Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS:
Bài tập 1: Hãy giới thiệu với du khách về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt.
Bài tập 2: Tìm hiểu làm mô hình chùa Một Cột , Nghệ thuật múa rối nước thời Lý
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức tiết sau