Chủ đề 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC 1858)
Tiết 32: Thực hành Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Môn: Lịch sử; Lớp 10C12
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
- Củng cố được những kiến thức cơ bản về thành tựu của Văn minh Văn Lang – Âu Lạc, Văn minh Chăm Pa, Văn minh Phù Nam.
- Mở rộng, nâng cao được những hiểu biết của mình về 1 số thành tựu của 3 nền văn minh cổ.
- So sánh được điểm giống và khác nhau của 3 nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, từ đó thấy được nền văn hoá Việt Nam là 1 nền văn hoá đa dạng trong thống nhất.
2. Năng lực
- Tư duy lịch sử: Thông qua trò chơi, qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh, quan sát biểu diễn ngôn ngữ cơ thể để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong bài 11 : Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những nội dung lịch sử từ đó tự tạo ra các sản phẩm mô phỏng lại quá khứ.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất yêu nước: Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc; có tinh thần tự học, vượt khó; yêu lao động. Trân trọng giá trị của các nền văn minh, bản sắc văn hóa dân tộc, vận dụng để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam.
- Phẩm chất chăm chỉ: Học sinh tích cực tham gia cuộc thi “Nhà sử học trẻ tuổi” với 3 vòng thi: Khởi động, tăng tốc, về đích. Học sinh mạnh dạn giới thiệu, trình diễn, thuyết trình … về những thành tựu nổi bật nhất của 3 nền Văn minh cổ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Sống có trách nhiệm cộng đồng, với đất nước trong việc góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Kế hoạch bài dạy.
- Phiếu đánh giá phần thi về đích.
- Máy tính, máy chiếu
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Sản phẩm học sinh tự làm, liên quan đến thành tựu nổi bật của Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, như : Trống đồng Đông Sơn, Tháp Chàm, Trang phục, nguyên liệu trong bữa ăn hàng ngày của cư dân …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tiết 1: Thực hành về Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
- Tiết 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử.
* Về tiến trình của tiết thực hành thứ nhất, GV tổ chức lớp thành 4 đội chơi để tham gia cuộc thi « Nhà sử học trẻ tuổi’ với 3 vòng thi : Khởi động, tăng tốc, về đích, có sự tham gia chấm điểm của 4 giám khảo là HS, riêng phần thi về đích ngoài HS chấm thì còn có sự tham gia chấm điểm của đại diện thầy cô!
1- PHẦN THI KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Tổ chức thực hiện: Thời gian dự kiến 10 phút
-GV công bố trò chơi và luật chơi : « Vòng quay may mắn », luật chơi: Chúng ta có vòng quay may mắn gồm 9 ô, các đội xung phong chọn ô để trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng thì đc tham gia quay để nhận thưởng, nếu trả lời sai thì nhường quyền cho đội khác
- Các ô chữ gồm các câu hỏi
Câu 1 : Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
B. Khu vực Trung bộ ngày nay.
C. Khu vực Trung bộ và Nam bộ ngày nay.
D. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Câu 2: Nghe bài hát sau và cho biết tên bài hát?
ĐA : Hào khí Việt Nam
Câu 3: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
B. Tháp Mỹ Khánh (Huế).
C. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa).
D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định).
Câu 4 : Hình ảnh nào sau đây không phản ánh thành tưụ của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam :
A. Hình Đền Hùng.
B. Thành Cổ Loa
C. Lễ hội Katê
D. Nhà thờ Thiên chúa giáo
Câu 5: Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh La Mã.
B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Lưỡng Hà.
D. Văn minh Trung Hoa.
Câu 6 : Xem video và cho biết đó là sự kiện gì ?
(ĐA Lễ hội Đền Hùng, tổ chức tại Đền Hùng Phú Thọ, vào 10-3 hàng năm )
Câu 7 : Xem video và cho biết đây là thành tựu gì của nền văn minh nào?
(ĐA : Điệu Apsara của Người Chăm, tổ chức trong các dịp lễ hội và tổ chức tại cung đình, đền miếu)
- HS : 4 đội xem, suy nghĩ và giành quyền trả lời các câu hỏi.
- Kết thúc phần khởi động, 4 giám khảo công bố kết quả của 4 đội.
Câu 8: Điểm chung trong hoạt động kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam là
A. lấy thương nghiệp làm hoạt động kinh tế chính.
B. kinh tế đa dạng dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp.
C. có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.
D. chỉ có hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc?
A. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên.
B. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen.
C. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước.
D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn.
-> Hết vòng thi khởi động, BGK công bố kết quả của các đội chơi
2- PHẦN THI TĂNG TỐC
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và mở rộng hiểu biết của mình về thành tựu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
b. Tổ chức thực hiện : Thời gian dự kiến 12 phút
-GV phổ biến trò chơi và luật chơi: Trò chơi : Đoán ý đồng đội. Luật chơi : Mỗi đội cử 1 đại diện lên phía trên, mỗi đại diện được xem 1 vài thông tin về 2 thành tựu của 3 nền văn minh cổ, sau đó đại diện sẽ dùng ngôn ngữ hình thể để mô tả lại thành tựu đó, các đội phía dưới dựa vào biểu diễn ngôn ngữ hình thể để đoán tên thành tựu của các nền văn minh cổ. Mỗi câu đoán đúng sẽ được 10 điểm. Đoán sai không điểm và nhường quyền trả lời cho đội khác.
-GV cho mỗi đại diện xem 2 thành tựu của 3 nền văn minh
- Đại diện biểu diễn thành tựu qua ngôn ngữ hình thể
+ Đại diện đội 1: Ăn trầu, Gói bánh chưng, bánh giày
+ Đại diện đội 2: Đánh trống và dệt vải.
+ Đại diện đội 3: Thờ cúng tổ tiên, cấy lúa.
+ Đại diện đội 4: Xăm mình, Điệu múa Ápsara.
- Các đội đoán tên thành tựu và giành quyền trả lời câu hỏi
- Kết thúc phần tăng tốc, 4 giám khảo công bố kết quả của 4 đội.
*PHẦN THI VỀ ĐÍCH
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và mở rộng hiểu biết của mình về thành tựu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
b. Tổ chức thực hiện: Thời gian dự kiến 13 phút
- GV phổ biến luật chơi: Các đội sẽ thể hiện tài năng của mình để giới thiệu về 1 thành tựu của 1 trong 3 nền văn minh cổ mà đội mình ấn tượng nhất.
-Về quy định chấm điểm :
+ Giám khảo chấm điểm gồm HS + Thầy cô (Mời 1 thầy cô trong đoàn GV dự giờ làm GK)
+ Tổng điểm phần thi là 50 điểm, trong đó gồm các tiêu chí sau:
STT
|
Nội dung chấm
|
Điểm chấm
|
|
|
Đội 1
|
Đội 2
|
Đội 3
|
Đội 4
|
1
|
Sản phẩm giới thiệu phải thuộc 1 trong nền văn minh cổ đại trên đất nước Việt Nam. (10 điểm)
|
|
|
|
|
2
|
Hình thức, trang trí sản phẩm đúng, đẹp (15 điểm)
|
|
|
|
|
3
|
Giới thiệu ngắn gọn, xúc tích, đúng thời gian quy định (Không quá 3 phút). (15 điểm)
|
|
|
|
|
4
|
Trả lời được các câu hỏi phản biện của các đội khác. (10 điểm)
|
|
|
|
|
Tổng điểm
|
|
|
|
|
- GV mời lần lượt 4 đội lên thể hiện tài năng
- Các đội lần lượt lên thể hiện tài năng (KT 5 xin)
+ Đội 1 : GT về Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam) (hiện vật cụ thể)
+ Đội 2 : GT trang phục của 3 quốc gia cổ (hiện vật cụ thể)
+ Đội 3 : GT Tháp Chăm (Chăm Pa) (hiện vật cụ thể)
+ Đôi 4 : GT thực phẩm ăn hàng ngày của 3 quốc gia cổ (hiện vật cụ thể)
- Các đội khác nhận xét và phản biện (KT 321)
- Kết thúc vòng thi, BGK công bố kết quả vòng thi về đích
4. Tổng kết cuộc thi :
a. Mục tiêu: Công bố kết quả của các đội tham gia : Đội nhất , nhì , ba …
b. Tổ chức thực hiện: Thời gian dự kiến 2 phút.
- BGK mời 4 đội chơi đứng lên nghe công bố KQ qua 3 vòng chơi và nhận phần thưởng, phát biểu cảm nghĩ.
- GV tổng kết, nhận xét
IV. Tổng kết tiết học :
a. Mục tiêu: HS So sánh được điểm giống và khác nhau của 3 nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, từ đó thấy được nền văn hoá Việt Nam là 1 nền văn hoá đa dạng trong thống nhất.
b. Tổ chức thực hiện: Thời gian dự kiến 5 phút.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: So sánh điểm tương đồng và khác biệt của 3 nền văn minh: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc, Văn minh Chăm Pa, Văn minh Phù Nam. (GV có thể gợi ý ND chính cần so sánh)
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và tự trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung
- GV nhận xét, chốt ý qua bảng thống kê
Nội dung
|
Văn minh
Văn Lang –Âu Lạc
|
Văn minh
Chăm Pa
|
Văn minh
Phù Nam
|
Tương đồng
|
-Địa bàn: Đều được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn
- Hoạt động kinh tế: đa dạng nhưng nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu
-Thể chế Nhà nước: Chuyên chế cổ đại, Vua đứng đầu năm mọi quyền hành, tổ chức BMNN đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền.
- Xã hội: Đều chia làm 2 giai cấp thống trị và bị trị
- Ở: nhà sàn,
- Ăn: gạo + rau, cá, thịt
- Đời sống tinh thần: Phong phú, vui vẻ
|
Khác biệt
|
Thời gian
|
TK VII – II TCN
|
TK II - XV
|
Khoảng TK I - V
|
Đời sống kinh tế
|
- Phát triển nghề dệt, luyện kim
|
- Nghề thủ công đóng gạch xây tháp phát triển
|
- Buôn bán đường biển phát triển
|
Văn hóa
|
Tín ngưỡng
|
-Tôn giáo: Sớm ảnh hưởng Hin đu giáo
|
Tôn giáo:Sớm ảnh hưởng Hin đu, Phật giáo
|
- Phong tục: Ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình
|
Nhiều lễ hội
|
Mai táng người chết (4 hình thức)
|
NXC
|
|
Tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của văn hoá VN.
|