TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG
35 NĂM XÂY DỰNG, TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
(1988 – 2023)
Chi tiết xem tại: bai-viet-gioi-thieu-lich-su-nha-truong_17420237.pdf
( Bí thư Đảng bộ - Hiệu trưởng: Phạm Hoàng Hưng)
Trường Trung học phổ thông Hồng Bàng (tiền thân là trường Phổ thông trung học kỹ thuật Hồng Bàng) được thành lập theo Quyết định số 918/QĐ-UB ngày 27/08/1988 của UBND thành phố Hải Phòng. Trải qua ba mươi nhăm năm dựng xây và phát triển, vượt mọi khó khăn, đoàn kết, nỗ lực, hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục với những thành tích xuất sắc qua từng chặng đường, Trung học phổ thông Hồng Bàng hôm nay đã và đang trở thành một địa chỉ giáo dục đáng tin cậy và luôn được đánh giá cao của nhân dân và học sinh toàn thành phố.
Lịch sử xây dựng và phát triển của nhà trường có thể chia làm các giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ năm 1988-1994): Xây dựng nền móng nhà trường
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986- 1991) là đại hội đưa đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế trong bối cảnh đất nước còn đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX (nhiệm kỳ 1986-1991) đặt ra chủ trương: bên cạnh việc tập trung thực hiện ba mục tiêu kinh tế lớn, thực hiện giải quyết những vấn đề cấp bách về đời sống và việc làm trong đó cần quan tâm đầu tư cho các trường học. Để đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của con em nhân dân thuộc địa bàn các xã phường ven đô, khu vực ngoại thành Ngành Giáo dục thành phố đã xây dựng quy hoạch đề xuất với Thành phố cho thành lập thêm 04 trường phổ thông trung học trong đó có trường Phổ thông trung học Kỹ thuật Hồng Bàng.
Sở dĩ khi mới thành lập trường mang tên Phổ thông trung học Kỹ thuật Hồng Bàng bởi vì đây là giai đoạn bắt đầu thực hiện chương trình cải cách giáo dục phổ thông hệ 12 năm ở bậc Phổ thông trung học (PTTH) trong đó dành nhiều sự quan tâm tới việc đẩy mạnh kết hợp giữa dạy học văn hóa với thực hành sản xuất cho học sinh trong các nhà trường phổ thông. Từ thành công và kinh nghiệm tổ chức trường Phổ thông trung học An Thái (huyện An Lão) là trường Phổ thông vừa học vừa làm nghề Nông nghiệp, với ý tưởng xây dựng một mô hình trường mới trong nội thành kết hợp giữa dạy chữ và dạy nghề Công nghiệp, lãnh đạo thành phố đã điều chuyển Anh hùng Lao động - Nhà giáo ưu tú Lê Hồng Thúy, nguyên Hiệu trưởng trường PTTH An Thái về làm Hiệu trưởng nhà trường.
Khi mới thành lập quy hoạch nhà trường chưa hoàn chỉnh, cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn: năm học đầu tiên nhà trường thực sự là một công trường với gạch ngói, thùng vũng và cỏ tranh, trang thiết bị giảng dạy và học tập gần như chưa có gì. Năm học đầu tiên trường có 09 lớp với 481 học sinh của hai khối (06 lớp 10 và 03 lớp 11 được tách chuyển về từ trường PTTH Lê Hồng Phong) với đội ngũ 27 CBGV được thành phố điều chuyển từ các trường PTTH khác trong thành phố về cùng một số giáo viên trẻ mới tốt nghiệp đại học sư phạm được phân công công tác ở trường. Có thể kể tên một số thầy cô đã có mặt trường ngay từ những ngày đầu là Thầy Lê Hồng Thuý – Anh hùng lao động, nguyên hiệu trưởng đầu tiên của trường; Thầy Hà Thúc Quả, Thầy Nguyễn Ngọc Thành (Giáo viên môn Toán), Cô Nguyễn Thị Vinh (Giáo viên dạy nghề), Thầy Nguyễn Tường Thụy (môn Tiếng Anh), Bác Nguyễn Văn Lý (nhân viên Văn phòng ) … đây là những nhà giáo tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy ở các nhà trường trong thành phố được sở lựa chọn, điều động về trường đã là những hạt nhân tiên phong trong lộ trình xây dựng và củng cố nhà trường.
Trong những năm 1988- 1994 dưới sự chèo lái vững vàng của thầy Hiệu trưởng Lê Hồng Thúy, thầy Nguyễn Hữu Thịnh - Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng cùng những nhà giáo tâm huyết có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy và sự cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên, sau 6 năm mở đường, nhà trường đã đi vào thế ổn định và phát triển, số học sinh tăng nhanh, cơ sở vật chất cũng dần được bổ sung, đổi mới.
Về số lượng lớp học sinh phát triển từ 9 lớp với 481 HS, 27 cán bộ giáo viên (năm học 1988- 1989) lên 22 lớp với 1.074 HS, 53 cán bộ giáo viên (năm học 1994-1995),
Năm học
|
Số lớp
|
Số học sinh
|
Cán bộ giáo viên
|
Tỉ lệ tốt nghiệp
|
Tỉ lệ % ĐH - CĐ
|
Giải HSG
Thành phố
|
Giải TDTT
|
1988-1989
|
9
|
481
|
27
|
Chưa có
|
Chưa có
|
Chưa có
|
|
1989-1990
|
11
|
558
|
32
|
96%
|
6%
|
0
|
5
|
1990-1991
|
13
|
567
|
37
|
98.2%
|
12%
|
2
|
2
|
1991-1992
|
13
|
546
|
38
|
100%
|
30%
|
0
|
0
|
1992-1993
|
17
|
704
|
40
|
89%
|
29%
|
3
|
0
|
1993-1994
|
21
|
933
|
48
|
98.9%
|
30%
|
5
|
0
|
1994-1995
|
22
|
1074
|
53
|
95.6%
|
30.3%
|
4
|
0
|
Về cơ sở vật chất: từ một vùng đất đầy cỏ tranh và phi lao ẩm thấp, ngập lụt với một dãy nhà xưởng xây tạm, đơn sơ đến cuối năm học 1990 - 1991 cơ ngơi nhà trường đã được cải thiện khang trang hơn với 01 khu nhà Hiệu bộ hai tầng, 12 phòng học khu A,B ghép Panen và 01 xưởng thực hành (khu C), cổng, tường rào bảo vệ mới xây dựng. Tuy nhiên, do nền sân trường thấp nên tình trạng lụt úng vào mùa mưa thường xuyên xảy ra (thậm chí được nhiều thế hệ GV, HS coi là một đặc sản của riêng nhà trường).
Trước nhu cầu cần có thêm trường THCS trên địa bàn, theo chỉ đạo của cấp trên, tháng 12 năm 1990 một góc khuôn viên nhà trường diện tích 3.451 m2 được tách ra dành cho việc thành lập trường THCS Bạch Đằng, diện tích nhà trường bị thu hẹp lại chỉ còn trên 8.900 m2.
Trong thời gian này thầy và trò nhà trường đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vừa tổ chức học tập văn hóa, vừa tổ chức cho học sinh nhà trường thực hành sản xuất trong xưởng trường và thực hành thí nghiệm. Chất lượng giảng dạy văn hóa từng bước được nâng lên, công tác tổ chức sản xuất thực hành trong xưởng trường, công tác thực hành thí nghiệm của thầy và trò nhà trường cũng cho những kết quả đáng ghi nhận, đi đúng quan điểm giáo dục giai đoạn này là: “Học tập kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với nhà máy”, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng, giấy, vở sản xuất từ xưởng trường đã được đưa vào lưu thông trên thị trường thành phố và được người tiêu dùng đón nhận.
Đến năm học 1990-1991 trường hoàn thành việc xây dựng tường bao, cổng trường; bổ sung thêm 06 phòng học thuộc đơn nguyên 2 khu A, năm 1994 nâng thêm tầng 2 khu C để có thêm một số phòng học văn hóa, hội trường và 2 phòng dạy môn Tin học; Hội trường khu nhà C được chuyển đổi thành phòng thí nghiệm Vật lý, Công nghệ … đến thời điểm này cơ sở vật chất nhà trường về cơ bản đáp ứng đầy cho việc tổ chức học tập của 22 lớp học sinh.
Giai đoạn 2 (từ năm 1995 đến năm 2010): Ổn định - Phát triển
Đây là giai đoạn trường được nhận trách nhiệm thực hiện chương trình thí điểm phân ban của Bộ giáo dục. Đặc biệt tháng 4/1998 trường được Thành ủy Hải Phòng giao nhiệm vụ thí điểm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở theo chỉ thị số 30 - CT/BVTT của Bộ Chính trị. Với đội ngũ giáo viên trẻ mới về bổ sung còn mỏng, kinh nghiệm nghề nghiệp chưa nhiều, chất lượng học sinh đầu vào thấp, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhiệm vụ này thực sự là một thử thách lớn, nhưng với sự đoàn kết và quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên và tập thể giáo viên, các khó khăn dần được khắc phục. Chi bộ nhà trường đã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể phát huy tinh thần dân chủ tạo nên một khí thế đoàn kết, phấn khởi sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Giai đoạn 15 năm từ 1995 đến 2010 dưới sự dẫn dắt của các thầy Hiệu trưởng: Nguyễn Hữu Thịnh (1994 – 1995), thầy Nguyễn Văn Thạc (1995-2000) và thầy Tạ Quang Minh (2000-2010) cùng với sự đoàn kết, khắc phục khó khăn của tập thể Hội đồng giáo dục nhà trường phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng. Số học sinh đăng ký thi vào trường ngày một đông (có năm lên đến 1.300 học sinh đăng ký nguyện vọng 1, hơn 2.000 học sinh đăng ký nguyện vọng 2). Số giải HSG thành phố luôn đứng ở tốp đầu các trường THPT, tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm Tốt, đạt danh hiệu Học sinh Giỏi toàn diện ngày một tăng. Với sự phát triển về quy mô và chất lượng đến năm học 2004 - 2005 trường được công nhận là trường THPT hạng 1.
Cơ sở vật chất nhà trường ngày một đổi thay, khang trang hiện đại hơn: gần 4.000 m2 sân trường đã được lát gạch Blok. Xây dựng, cải tạo thêm 04 phòng học, nhà để xe học sinh 2 tầng khu B, xây dựng mới hội trường, 02 phòng thực hành thí nghiệm, 01 phòng lọc nước, 02 lán xe. Nâng cấp các phòng làm việc, vườn hoa sân trường, sân khấu, khu thể dục thể thao, khu vệ sinh. Các phòng học được sửa chữa thoáng mát, đủ ánh sáng, 100% bàn ghế chuẩn, bảng chống lóa. Xây dựng thư viện điện tử, nối mạng internet. Trang bị 3 phòng vi tính với trên 100 máy tính, 06 projector, 04 máy chiếu… Phòng thiết bị thí nghiệm đầy đủ thiết bị, việc quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ việc dạy và học đạt kết quả cao được sở GD & ĐT đánh giá ghi nhận và các trường bạn học tập.
Trong giai đoạn này:
+ Có thời điểm số lượng học sinh đạt cao nhất (năm 2009-2010) với 36 lớp, 1.688 em (tăng 3,5 lần so với năm đầu)
+ Tỉ lệ lên lớp hằng năm 95% - 98%
+ Tỉ lệ tốt nghiệp: 96 % - 100% ; Tỉ lệ vào ĐH và CĐ: cao nhất đạt 45%
+ Số giải HSG Thành phố tăng nhanh: năm cao nhất đạt 49 giải.
+ TDTT đạt 5 HCV - 15 HCB - 38 HCĐ
+ Nhiều năm liền đạt danh hiệu Trường tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc.
+ Trường đi đầu trong phong trào XHHGD, được hội CMHS các trường trong thành phố đến tham quan và học tập.
+ Đặc biệt những hoạt động phong trào tập thể của HS có nhiều đổi mới tạo dấu ấn đặc sắc còn nhắc mãi đến hôm nay như: “Hội thơ kỷ niệm 10 năm thành lập trường”, “Giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa”…
+ Năm học 1996 - 1997 Đoàn trường được nhận cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thanh niên khối trường học thành phố do Thành đoàn Hải Phòng trao tặng.
Theo Quyết định của UBND Thành phố Hải Phòng từ năm học 2006 - 2007 trường đổi tên thành trường Trung học phổ thông Hồng Bàng.
Từ năm 2004 đến 2008, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thí điểm chương trình và đổi mới sách giáo khoa rút kinh nghiệm để triển khai đại trà trên toàn quốc. Đây là một nhiệm vụ vẻ vang nhưng hết sức nặng nề và khó khăn. Với quyết tâm để không phụ lòng tin tưởng của cấp trên, tạo cơ hội cho đội ngũ nhà trường được rèn luyện, vươn lên, toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường đã cố gắng và đã hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Trong 4 năm làm thí điểm, cán bộ, giáo viên nhà trường đã đóng góp nhiều ý kiến và kinh nghiệm thực tế quý báu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham gia bồi dưỡng chương trình THPT đổi mới cho các giáo viên Hải Phòng. Trường luôn là địa chỉ tin cậy cho giáo viên các trường THPT trong thành phố đến học tập và tập huấn chương trình SGK thí điểm. Qua thực tiễn, đội ngũ giáo viên ngày một trưởng thành, Năm 2010 tổng số cán bộ giáo viên nhà trường lên đến 89 người, có 14 giáo viên là cốt cán bộ môn của thành phố, 15 giáo viên tham gia Hội đồng thẩm định SGK và thiết bị dạy học của Bộ GD và ĐT, 03 thầy giáo được Bộ GD và ĐT mời tham gia Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp và đại học quốc gia.
Để ghi nhận các thành tích đó, nhân dịp kỉ niệm 20 năm thành lập trường (1988-2008), Đảng, Nhà nước đã trao tặng nhà trường danh hiệu cao quý Huân chương Lao động hạng Ba, thầy giáo Tạ Quang Minh danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 04 thầy cô giáo được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ giáo dục và Đào tạo.
Năm học
|
Tổng số lớp
|
Tổng số học sinh
|
Tỉ lệ
tốt nghiệp
(%)
|
Tỉ lệ HSG toàn diện
(%)
|
Số giải HSG
TP
|
Tỉ lệ
ĐH-CĐ
(%)
|
Tổng số CBGV
|
1995-1996
|
22
|
1085
|
92.5
|
0.7
|
07
|
29
|
58
|
1996-1997
|
22
|
1178
|
91.3
|
1.0
|
42
|
30
|
60
|
1997-1998
|
22
|
1049
|
97.1
|
2.9
|
29
|
35
|
57
|
1998-1999
|
22
|
1112
|
98.0
|
3.9
|
29
|
32.0
|
58
|
1999-2000
|
24
|
1224
|
97.7
|
3.6
|
25
|
33.5
|
63
|
2000-2001
|
24
|
1200
|
98.2
|
3.2
|
18
|
30.5
|
64
|
2001-2002
|
25
|
1225
|
97.8
|
3.3
|
51
|
30.0
|
64
|
2002-2003
|
26
|
1294
|
99.2
|
7.1
|
42
|
35.0
|
65
|
2003-2004
|
27
|
1369
|
99.7
|
5.0
|
49
|
37.0
|
68
|
2004-2005
|
29
|
1463
|
100
|
7.4
|
25
|
40.0
|
70
|
2005-2006
|
31
|
1541
|
99.55
|
6.0
|
25
|
39.0
|
76
|
2006-2007
|
34
|
1664
|
96.00
|
4.9
|
20
|
41.0
|
80
|
2007-2008
|
35
|
1712
|
99.42
|
7.3
|
20
|
45.0
|
84
|
2008-2009
|
36
|
1672
|
96,98
|
11,36%
|
21
|
35,27
|
93
|
2009-2010
|
36
|
1688
|
99,61
|
12,7%
|
27
|
40,38
|
89
|
- Giai đoạn 3 (từ năm học 2010- 2011 đến nay): Đổi mới - Hội nhập
Trước nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới và sự phát triển lớn mạnh về số lượng Đảng viên của nhà trường, tháng 7 năm 2012 Quận ủy Hồng Bàng có Quyết định số 274-QĐ/QU thành lập Đảng bộ trường THPT Hồng Bàng.
Năm 2010 thầy Ngô Quang Hoài được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng sau khi thầy Tạ Quang Minh đủ tuổi được nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội. Kết thúc nhiệm kỳ 10 năm (2010-2019) thầy Ngô Quang Hoài được điều chuyển công tác đổi vị trí cho thầy Phạm Hoàng Hưng - hiệu trưởng trường THPT An Dương về trường giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường từ tháng 11 năm 2019.
Hiện nay Đảng bộ nhà trường có 04 chi bộ trực thuộc với 46 Đảng viên chiếm tỷ lệ 60,52.% số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị, các đảng viên là những cá nhân tiêu biểu của nhà trường, luôn tiên phong trong các phong trào thi đua Dạy tốt - học tốt. Đảng bộ thực sự là hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường.
Về cơ sở vật chất: thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trong nhà trường, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội ngoài trường hiểu rõ, đúng về nội hàm của xã hội hóa trong giáo dục, vận dụng vào điều kiện thực tế của nhà trường để tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp, giúp đỡ nhà trường về các mặt từ phía cha mẹ học sinh. Giai đoạn 2010-2020 trong điều kiện nguồn kinh phí nhà nước cấp cho nhà trường còn hạn chế, trường đã có nhiều giải pháp tích cực trong vận động cha mẹ học sinh đầu tư chỉnh trang, bổ sung thêm thiết bị các phòng học của con em mỗi năm tổng số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng, vì vậy mặc dù diện tích phòng học do xây dựng từ thời kỳ trước đến nay còn chưa đạt chuẩn về diện tích nhưng các thiết bị, dụng cụ phục vụ việc dạy, học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của thầy và trò trong các lớp học đầy đủ, hiện đại: mỗi phòng học đều có đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn, bảng trượt thông minh, tivi màn hình rộng, bảng tin, tủ sách lớp học, tủ điện thoại và hệ thống ánh sáng, internet đạt chuẩn. Năm học 2018-2019 bằng nguồn ngân sách thành phố và hỗ trợ của cha mẹ học sinh, cựu học sinh nhà trường đã xây dựng mới khu nhà vệ sinh 2 tầng diện tích trên 100m2 hiện đại, 01 trạm biến áp mới cùng hệ thống chiếu sáng sân trường đáp ứng đủ nhu cầu của nhà trường. Từ năm 2020 đến năm 2022 bằng nguồn ngân sách thành phố cấp và từ vận động cha mẹ học sinh ủng hộ nhà trường đã tiến hành sửa chữa cải tạo nâng cấp phòng thí nghiệm, hội trường tầng 2 nhà C hiện đại với đầy đủ bàn ghế, thiết bị nghe nhìn; trang bị mới máy tính và thiết bị 2 phòng Tin học, một số phòng học văn hóa tầng 1 … đã góp phần thay đổi một phần diện mạo nhà trường, tạo điều kiện cho hoạt động dạy, học của thầy và trò được cải thiện đáng kể.
Cha mẹ học sinh cùng với cán bộ giáo viên và cựu học sinh xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng để động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích các học sinh học giỏi có nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện, công tác.
Năm 2021 trong đà phát triển chung của thành phố hướng tới xây dựng thành phố Hải Phòng hiện đại ngang tầm khu vực Châu Á vào năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 45 –NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố tháng 5 năm 2021 trường được UBND thành phố ra quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 05/5/2021 giao lại phần đất với diện tích 3.145 m2 và tài sản của trường Trung học cơ sở Bạch Đằng cũ về cho trường sử dụng, với việc được nhận bàn giao phần đất này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: khuôn viên nhà trường vuông vức, diện tích đất nhà trường được tăng đạt trên 12 ngàn m2 làm cơ sở để nhà trường thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tiếp theo. Việc khắc phục tình trạng lụt úng ở nhà trường mỗi khi trời mưa cũng được khắc phục triệt để khi dự án nâng cấp sân trường và xây dựng hệ thống thoát nước ở nhà trường được triển khai hoàn thành vào tháng 7 năm 2022.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hồng Bàng lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2020 – 2025 phấn đấu xây dựng quận Hồng Bàng trở thành quận thông minh, hiện đại vào năm 2025 với hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia đầy đủ ở cả ba cấp học; với sự nỗ lực, quyết liệt của lãnh đạo nhà trường trong quá trình đề xuất dự án, đặc biệt nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện cao của lãnh đạo Thành phố, lãnh đạo quận Hồng Bàng và sở Giáo dục và Đào tạo tháng 9 năm 2022 trường được Thành phố phê duyệt chủ trương xây dựng mới các công trình thay thế các công trình hiện tại hoàn thành vào trước năm 2024, mở ra một trang sử mới trong quá trình phát triển nhà trường theo hướng thông minh, hiện đại, đạt chuẩn quốc gia.
Với việc triển khai dự án xây dựng mới nhà trường cùng với các công trình cải tạo, nâng cấp sân trường đã mang lại niềm vui hạnh phúc vô bờ tới các thế hệ thầy và trò nhà trường.
Trong quá trình lãnh đạo tổ chức đơn vị: Đảng ủy, Ban giám hiệu là tập thể đoàn kết, thống nhất, dân chủ đã chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của nhà trường: lựa chọn, phân công đúng người, đúng việc, phát huy hết mọi khả năng của cá nhân để nâng cao kết quả dạy học và công tác. Số giáo viên giỏi ngày một tăng, chiếm tỷ lệ cao trong đội ngũ. Trước yêu cầu đổi mới căn bản nền giáo dục nước nhà theo định hướng phát huy phẩm chất năng lực của học sinh, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá học sinh trong các nhà trường tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã không ngừng phát huy truyền thống vượt khó, đoàn kết, hăng say bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy;
Trong giai đoạn dịch Covid – 19 bùng phát kéo dài từ đầu năm 2020 đến năm 2022 với năng lực và cố gắng cao các thầy cô giáo cùng các em học sinh nhà trường đã vượt qua những khó khăn nhiều lúc tưởng như không thể vượt qua, thích ứng linh hoạt với tình hình, kết hợp giữa dạy và học trực tuyến với dạy học trực tiếp, vừa điều trị bệnh ở gia đình và ở khu cách ly vừa vẫn tham gia gia đầy đủ các buổi dạy, học, sinh hoạt tập thể trực tuyến đạt kết quả. Nhiều thầy cô của nhà trường được chọn mời tham gia các tiết giảng trực tuyến trên kênh truyền hình THP Hải Phòng và kênh truyền hình VTV7 Quốc gia. Một số thầy cô giáo là cốt cán bộ môn của sở ở các môn Toán, Ngữ văn , Hóa học, Tin học … tham gia báo cáo viên trong các hội thảo bộ môn cấp Thành phố và Bộ.
Nhiều năm liên tục trường trong tốp các trường tốp 10 trường dẫn đầu thành phố về tỷ lệ tốt nghiệp THPT và điểm trung bình thi tốt nghiệp Quốc gia, xét tuyển vào đại học và thi học sinh giỏi văn hóa, đặc biệt là trường ngoài trường Chuyên thành phố nhiều năm có học sinh tham gia thi học sinh giỏi Quốc gia và đạt giải, có những thủ khoa xuất sắc như thủ khoa đại học Bách khoa, đại học Hàng hải. Nhiều em được vinh danh trong buổi lễ báo công hàng năm tại đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Các năm học trường đều đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, đạt “Tập thể tiên tiến xuất sắc” các năm học 2018-2019, 2020-2021. Bằng khen của UBND thành phố năm học 2018-2019, Bằng khen của Bộ GD & ĐT năm học 2020-2021; giấy khen của UBND quận Hồng Bàng năm học 2019-2020. Công đoàn nhà trường nhận bằng khen của Liên đoàn lao động Thành phố và của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường nhiều năm liên tục được nhận bằng khen của TW Đoàn và Thành Đoàn Hải Phòng.
- Đảng bộ nhà trường đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, 100% đảng viên đều hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm được Đảng bộ Quận Ủy Hồng Bàng khen thưởng. Hai năm (2015, 2016) được Quận ủy Hồng Bàng tặng Giấy khen “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”, tặng danh hiệu “Đơn vị xuất sắc”, dẫn đầu trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Ba mươi nhăm năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo được 12.503 13.102 học sinh tốt nghiệp THPT, đạt 923 giải HSG cấp Thành phố (73 giải nhất, 185 giải nhì, 393 giải ba, 272 giải khuyến khích), đạt 06 HSG cấp Quốc gia (vào các năm 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018, 2020 - 2021). Đội ngũ giáo viên đã trưởng thành vững mạnh: 01 tiến sĩ, 29 thạc sĩ, chiếm tỉ lệ 43,47%, 57 đ/c tham gia thi giáo viên giỏi Thành phố, 12 đ/c là giám khảo Hội thi giáo viên giỏi cấp Thành phố, 38 CBGV đạt danh hiệu CSTĐ cấp Thành phố, 62 CBGV đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.
Năm học
|
Tổng số lớp
|
Tổng số học sinh
|
Tỉ lệ
tốt nghiệp
(%)
|
Tỉ lệ % HSG
toàn diện
|
Số giải HSG TP
|
Số giải HSG QG
|
Tỉ lệ
ĐH-CĐ
(%)
|
Tổng số CBGV
|
2010 - 2011
|
34
|
1535
|
99,82%
|
16%
|
24
|
0
|
43,65
|
87
|
2011 - 2012
|
28
|
1139
|
100%
|
16,87%
|
18
|
0
|
46,63
|
87
|
2012 - 2013
|
29
|
1245
|
100%
|
18,9%
|
29
|
0
|
72,33
|
83
|
2013 - 2014
|
27
|
1131
|
100%
|
29,1%
|
20
|
0
|
73,46
|
81
|
2014 - 2015
|
23
|
1008
|
100%
|
43,95%
|
50
|
2
|
78,54
|
81
|
2015 - 2016
|
22
|
991
|
100%
|
55,2%
|
43
|
1
|
84,9
|
74
|
2016 - 2017
|
23
|
1010
|
100%
|
45,34%
|
41
|
1
|
90,02
|
74
|
2017 - 2018
|
25
|
1037
|
100%
|
52,65%
|
40
|
1
|
89,22
|
72
|
2018 - 2019
|
28
|
1180
|
100%
|
60,63%
|
52
|
0
|
90,5
|
73
|
2019 - 2020
|
29
|
1256
|
100%
|
63,61 %
|
56
|
0
|
91,00
|
74
|
2020 - 2021
|
29
|
1316
|
100%
|
77,68%
|
58
|
1
|
93,50
|
76
|
2021 - 2022
|
29
|
1302
|
99,80%
|
76,70%
|
47
|
0
|
94,00
|
75
|
2022 - 2023
|
32
|
1418
|
-
|
-
|
60
|
0
|
-
|
74
|
Nhìn lại chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Hồng Bàng đã rút ra những bài học rất quí báu. Đó là bài học về hạt nhân lãnh đạo toàn diện, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong BGH, Đảng bộ như “Giữ gìn con ngươi của mắt mình”; giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; phát huy cao độ tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mọi lĩnh vực công tác; vận dụng đúng đắn, sáng tạo, nhanh nhạy chủ trương đường lối, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong mỗi năm học, mỗi giai đoạn.
Thành tích đạt được trong suốt 35 năm qua là niềm phấn khởi và tự hào của tất cả các thế hệ thầy cô và học sinh nhà trường. Song so với yêu cầu của Nghị quyết 29 của BCH TW (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế” thì những thành quả đã đạt được mới chỉ là bước đầu. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược đúng đắn, rõ ràng, kế thừa truyền thống quý báu, phát huy sức mạnh đoàn kết, sáng tạo của tập thể, với sự chỉ đạo, lãnh đạo sát sao và kịp thời của Đảng bộ, Ban giám hiệu, trường THPT Hồng Bàng tiếp tục phấn đấu để trở thành một môi trường giáo dục đào tạo tiên tiến, hội nhập, xứng đáng là điểm đến tin cậy của nhân dân và học sinh toàn thành phố.
NHỮNG THÀNH TÍCH CỦA NHÀ TRƯỜNG
TRONG 35 NĂM QUA (1988- 2023)
I. THÀNH TÍCH TẬP THỂ.
1. THÀNH TÍCH, KHEN THƯỞNG CAO.
TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG NĂM HỌC 2023-2024
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG.
1. Đảng bộ Nhà trường:
* Cấp ủy:
* Đảng viên: Số lượng: 45 Đảng viên, trong đó có 30 Đảng viên nữ;
|
Đảng bộ trường THPT Hồng Bàng nhiệm kỳ 2020-2025
|
2. Hội đồng sư phạm Nhà trường
* Hội đồng Giáo dục:
- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 74 Trong đó: BGH: 03; Giáo viên: 61; Nhân viên: 10 .
Đạt chuẩn: 100%, Đạt trên chuẩn: 56 %
Hội đồng giáo dục nhà trường năm học 2021-2022
3. Các tổ chức đoàn thể:
* Công đoàn:
Tổng số đoàn viên: 1.269 (Đoàn viên giáo viên: 2 ; Đoàn viên học sinh:1.267 )
DANH SÁCH CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÔNG TÁC TẠI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ (1988 - 2023).
- Tổ Văn phòng
TT
|
HỌ VÀ TÊN
|
THỜI GIAN CÔNG TÁC
|
CHỨC VỤ
|
1
|
Đặng Văn Lý
|
Từ năm 1988- đến năm 2001
|
Giáo vụ
|
2
|
Phạm Thị Huệ
|
Từ năm 1988- đến năm 1993
|
Nhân viên
|
3
|
Lê Thị Thanh
|
Từ năm 1988- đến năm 1989
|
Nhân viên
|
4
|
Trần Thị Thanh Tâm
|
Từ năm 1988- đến năm 2008
|
Kế Toán
|
5
|
Nguyễn Thị Nhịp
|
Từ năm 1993- đến năm 2015
|
Thủ quỹ - Tổ Trưởng
|
6
|
Bùi Thị Gái
|
Từ năm 1993- đến năm 2004
|
Nhân viên
|
7
|
Phạm Xuân Nghị
|
Từ năm 2000- đến năm 2012
|
Bảo vệ
|
8
|
Tô Xuân Tiễu
|
Từ năm 2001- đến năm 2013
|
Bảo vệ
|
9
|
Bùi Văn Tuyến
|
Từ năm 1998- đến năm 2012
|
Bảo vệ
|
10
|
Đào Hồng Thanh
|
Từ năm 2009- đến năm 2013
|
Kế Toán – Tổ Trưởng
|
11
|
Hoàng Thị Mai Liên
|
Từ năm 2012- đến năm 2021
|
Kế Toán
|
12
|
Cao Anh Tĩnh
|
Từ năm 2006- đến năm 2016
|
Bảo vệ
|
13
|
Đồng Xuân Thực
|
Từ năm 2017- đến năm 2020
|
Bảo vệ
|
14
|
Ngô Đức Toàn
|
Từ năm 2917 - đến năm 2021
|
Bảo vệ
|
|
|
|
|
2. Bộ môn Toán
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Nguyễn Hữu Thịnh
|
PHT/HT
|
1988 - 1995
|
2
|
Nguyễn Ngọc Thành
|
Giáo viên
|
1988 - 2002
|
3
|
Phạm Đình Chân
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
2002 - 2010
|
4
|
Hà Thúc Quả
|
Giáo viên
|
1988 - 1994
|
5
|
Đặng Văn Bội
|
Giáo viên
|
1996 - 2010
|
6
|
Nguyễn Thanh Vân
|
Giáo viên
|
1988 - 1991
|
7
|
Dương Thu Hà
|
Giáo viên
|
1988 - 1997
|
8
|
Phạm Thị Thuý
|
Giáo viên
|
1990 - 2011
|
9
|
Bùi Thị Bắc
|
Tổ phó chuyên môn
|
1989 - 2015
|
10
|
Lê Thị Mươn
|
Giáo viên
|
1995- 2016
|
11
|
Bùi Thị Thoa
|
Giáo viên
|
2002 - 2017
|
12
|
Hoàng Thanh Thuỷ
|
Giáo viên
|
1994 - 2018
|
13
|
Ngô Trung Kiên
|
Giáo viên
|
1988 - 2019
|
14
|
Bùi Quí Minh
|
Giáo viên
|
2017 - 2019
|
15
|
Nguyễn Thị Thuận
|
Giáo viên
|
2017 - 2019
|
16
|
Vũ Quang Vinh
|
PHT
|
2010 - 2022
|
17
|
Nguyễn Đình Phong
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
1992 - 2022
|
18
|
Nguyễn Văn Đông
|
Chủ tịch Công đoàn
|
Từ 2004 đến nay
|
19
|
Tô Trung Tuyền
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
Từ 2002 đến nay
|
20
|
Nguyễn Thị Thanh Vân
|
Giáo viên
|
Từ 2010 đến nay
|
21
|
Trần Thị Thu Thủy
|
Giáo viên
|
Từ 2005 đến nay
|
22
|
Nguyễn Huyền Trang
|
Giáo viên
|
Từ 2006 đến nay
|
23
|
Vũ Thị Thùy Dung
|
Giáo viên
|
Từ 2009 đến nay
|
24
|
Phạm Minh Hải
|
Giáo viên
|
Từ 2018 đến nay
|
25
|
Nguyễn Thị Phương Thúy
|
Giáo viên
|
Từ 2019 đến nay
|
26
|
Trần Tăng Thắng
|
Giáo viên
|
Từ 2020 đến nay
|
27
|
Chu Thị Hải Yến
|
Giáo viên
|
Từ 2019 đến nay
|
28
|
Nguyễn Hải Sơn
|
Giáo viên
|
Từ 2022 đến nay
|
3, Bộ môn Ngữ văn
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Phạm Thị Quyển
|
Giáo viên
|
1988 - 2005
|
2
|
Nguyễn Thị Hằng
|
Giáo viên
|
1988 - 1991
|
3
|
Tống Thị Tuyết
|
Giáo viên
|
1988 - 2012
|
4
|
Hoàng Thị Luyến
|
Giáo viên
|
1988 - 2014
|
5
|
Vũ Thị Loan
|
Giáo viên
|
1988 - 2016
|
6
|
Nguyễn Minh Hiền
|
Giáo viên
|
1991 - 2015
|
7
|
Nguyễn Thị Bình
|
Giáo viên
|
1991 - 2014
|
8
|
Nguyễn Thị Bích Thủy
|
Giáo viên
|
1991 - 1993
|
9
|
Lê Lan Anh
|
Giáo viên
|
1991- 1996
|
10
|
Lê Thị Thanh
|
Giáo viên
|
1991 - 1996
|
11
|
Nguyễn Thị Hòa
|
Giáo viên
|
1993 - 2010
|
12
|
Nguyễn Thị Lý
|
Giáo viên
|
1993 - 2015
|
13
|
Tạ Quang Minh
|
Hiệu trưởng
|
1994 - 2020
|
14
|
Vương Lệ Thủy
|
Phó Bí thư đảng bộ, Phó Hiệu trưởng
|
Từ 1992 đến nay
|
15
|
Nguyễn Thị Bé
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
Từ 1993 đến nay
|
16
|
Vũ Thị Thanh Trà
|
Tổ phó chuyên môn
|
Từ 2004 đến nay
|
17
|
Phạm Thị Thanh Lan
|
Giáo viên
|
Từ 2008 đến nay
|
18
|
Bùi Hồng Nụ
|
Giáo viên
|
Từ 2009 đến nay
|
19
|
Nguyễn Thị Lĩnh
|
Giáo viên
|
2010 - 2021
|
20
|
Đặng Phương Thảo
|
Giáo viên
|
Từ 2010 đến nay
|
21
|
Nguyễn Thị Tâm
|
Phó Hiệu trưởng
|
2013 – 2021
|
22
|
Đoàn Minh Dự
|
Giáo viên
|
Từ 2021 đến nay
|
4. Bộ môn Tiếng Anh
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Nguyễn Tường Thụy
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
Từ 1988 đến nay
|
2
|
Bùi Quốc Khánh
|
Giáo viên
|
1989 - 1992
|
3
|
Nguyễn Thị Minh Tâm
|
Giáo viên
|
1992 - 2016
|
4
|
Nguyễn Thị Dịu Hiền
|
Giáo viên
|
1992 - 2017
|
5
|
Trần Thị Thúy Quỳnh
|
Giáo viên
|
Từ 1994 đến nay
|
6
|
Tô Thị Thanh Lan
|
Giáo viên
|
Từ 2001 đến nay
|
7
|
Tạ Xuân Dương
|
Giáo viên
|
Từ 2004 đến nay
|
8
|
Hoàng Diễm Tuyểt
|
Giáo viên
|
Từ 2007 đến nay
|
9
|
Nguyễn Thị Ngọc Oanh
|
Giáo viên
|
Từ 2007 đến nay
|
10
|
Nguyễn Thị Lâm
|
Giáo viên
|
Từ 2019 đến nay
|
11
|
Đoàn Thị Thanh Loan
|
Giáo viên
|
Từ 2019 đến nay
|
5. Bộ môn Lý
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Nguyễn Thị Hoa
|
Giáo viên
|
1988 - 1990
|
2
|
Lê Thị Tiệp
|
Giáo viên
|
1988 - 2015
|
3
|
Nguyễn Thị Thu
|
Giáo viên
|
1988 - 1995
|
4
|
Phạm Thị Lan
|
Tổ trưởng
|
1989 - 2015
|
5
|
Phạm Thị Hương Lê
|
Giáo viên
|
1980 - 1992
|
6
|
Nguyễn Thị Quý
|
Giáo viên
|
1988 - 1911
|
7
|
Phạm Thị Tài
|
Giáo viên
|
1990 - 2011
|
8
|
Ngô Thị San
|
Giáo viên
|
1989 - 2016
|
9
|
Nguyễn Văn Hải
|
Giáo viên
|
1995- 2015
|
10
|
Nguyễn Thị Oanh
|
Giáo viên
|
2009 -2015
|
6 Bộ môn Hóa học
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Nguyễn Thị Phương Anh
|
Giáo viên
|
1992 - 2001
|
2
|
Dương Thị Diệp
|
Giáo viên
|
1988 - 2001
|
3
|
Phạm Huy Nhiên
|
Giáo viên
|
2002 - 2010
|
4
|
Vũ Lê Hiền
|
Tổ phó
|
1988-2012
|
5
|
Châu Thanh Hải
|
Tổ trưởng
|
2002- 2017
|
6
|
Lê Anh Phụ
|
Tổ phó
|
2000-2011
|
7
|
Trần Thị Minh Hoa
|
Giáo viên
|
1988-1990
|
8
|
Lê Thị Cẩm Tú
|
Giáo viên
|
Chuyển công tác
|
7, Bộ môn Sinh học
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Phạm Diệu Loan
|
Giáo viên
|
1988 - 2008
|
2
|
Trần Thị Bính
|
Giáo viên
|
1988 - 1993
|
3
|
Phạm Minh Trang
|
Giáo viên
|
1988 - 2008
|
4
|
Phạm Thị The
|
Giáo viên
|
1996 - 2014
|
5
|
Bùi Thị Nhượng
|
Giáo viên
|
1993 - 2014
|
6
|
Phạm Hải Yến
|
Thư ký Hội đồng giáo dục
|
Từ 2005 đến nay
|
7
|
Nguyễn Thị Minh Ngọc
|
Tổ phó chuyên môn
|
Từ 2007 đến nay
|
8
|
Nguyễn Xuân Thành
|
Giáo viên
|
Từ 2007 đến nay
|
8, Bộ môn Lịch sử
Stt
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Đinh Thị Minh
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
Từ 1988 đến 2005
|
2
|
Phạm Hương Xuân
|
Giáo viên
|
Từ 1993 đến 1996
|
3
|
Nguyễn Thị Hương
|
Giáo viên
|
Từ 1996 đến 2006
|
4
|
Nguyễn Thanh Viên
|
Giáo viên
|
Từ 1997 đến 2001
|
5
|
Nguyễn Thu Hoài
|
Giáo viên
|
Từ 2003 đến 2006
|
6
|
Trần Thị Thúy
|
Tổ phó chuyên môn
|
Từ 2005 đến nay
|
7
|
Trịnh Thị Kim Chung
|
Giáo viên
|
Từ 2006 đến nay
|
8
|
Lâm Thị Kiều
|
Giáo viên
|
Từ 2006 đến nay
|
9
|
Lê Thị Đào
|
Giáo viên
|
Từ 2004 đến nay
|
9, Bộ môn Địa lý
Stt
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Nguyễn Mai Vân
|
Giáo viên
|
Từ 1988 đến 1995
|
2
|
Hoàng Chung
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
Từ 1993 đến 2008
|
3
|
Đào Thị Sơn
|
Giáo viên
|
Từ 1995 đến 2006
|
4
|
Đỗ Văn Quân
|
Phó Hiệu trưởng
|
Từ 1998 đến 2014
|
5
|
Lê Thị Phương
|
Giáo viên
|
Từ 2005 đến 2020
|
6
|
Hoàng Thị Thùy Dương
|
Giáo viên
|
Từ 2008 đến 2020
|
7
|
Lê Phi Thường
|
Giáo viên
|
Từ 2007 đến nay
|
8
|
Vũ Thị Hương
|
Giáo viên
|
Từ 2007 đến nay
|
10, Bộ môn Giáo dục công dân
Stt
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Đinh Tố Huê
|
Giáo viên
|
Từ 1988 đến 1993
|
2
|
Nguyễn Thị Chuốt
|
Giáo viên
|
Từ 1992 đến 2009
|
3
|
Trần Xuân Quỳnh
|
Giáo viên
|
Từ 1993 đến 1997
|
4
|
Bùi Thị Nhặn
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
Từ 2002 đến 2015
|
5
|
Phạm Thị Thảo
|
Giáo viên
|
Từ 2005 đến nay
|
6
|
Trần Thị Thu Hà
|
Tổ trưởng chuyên môn
|
Từ 2008 đến nay
|
11, Bộ môn Tin học
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Đoàn Thu Ngọc
|
Giáo viên
|
1988 - 2008
|
2
|
Phạm Hải Ninh
|
Tổ trưởng chuyên môn, ĐU viên
|
Từ 1995 đến nay
|
3
|
Lê Đình Long
|
Giáo viên
|
2001 - 2008
|
4
|
Bùi Văn Khánh
|
Giáo viên
|
Từ 2008 đến nay
|
5
|
Đặng Văn Cường
|
Giáo viên
|
Từ 2008 đến nay
|
6
|
Nguyễn Vũ Mạnh
|
Giáo viên
|
Từ 2009 đến nay
|
12, Bộ môn Thể dục – Giáo dục quốc phòng
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
|
Trinh Thị Tâm
|
Giáo viên
|
Từ 1988-2010
|
1
|
Nguyễn Văn Đoàn
|
Giáo viên
|
Từ 1993 đến nay
|
2
|
Phạm Văn Thìn
|
Tổ phó chuyên môn, Bí thư ĐTN
|
Từ 2000 đến nay
|
3
|
Trần Quang Khải
|
Giáo viên
|
2004 - 2019
|
4
|
Phạm Thị Thu
|
Giáo viên
|
Từ 2005 đến nay
|
5
|
Vũ Văn Sánh
|
Tổ phó chuyên môn
|
Từ 2008 đến nay
|
6
|
Phạm Thị Khánh Thu
|
Giáo viên
|
Từ 2009 đến nay
|
7
|
Trần Thị Thu
|
Giáo viên
|
Từ đến nay
|
13, Công nghệ
STT
|
Họ tên
|
Các chức vụ đảm nhiệm
|
Thời gian công tác tại trường
|
1
|
Phạm Quang Biên
|
Chủ tịch Công đoàn
|
1988 - 2015
|
2
|
Lê Thị Vinh
|
Giáo viên
|
1989 - 2000
|
3
|
Vũ Quốc Huân
|
Giáo viên
|
1992 -1995
|
4
|
Nguyễn Thị Phôi
|
Giáo viên
|
1995 - 2008
|
5
|
Vũ Thị Dùng
|
Giáo viên
|
1996 - 1998
|
6
|
Trần Thị Hồng
|
Giáo viên
|
1999 - 2010
|
7
|
Võ Hồng Thắng
|
Giáo viên
|
2006 – 2019
|
8
|
Phạm Thị Kim Quy
|
Giáo viên
|
Từ đến nay
|
9
|
Vũ Thị Ánh Nguyệt
|
Giáo viên
|
Từ 2021 đến nay
|